tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

Trên cơ sở khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tại TP Cần Thơ luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT của địa phương trong giai đoạn hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG đẠi học sư phạm TP. Hồ chí minh Nguyễn Hữu Phi THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành Quản lý Giáo dục Mã số 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC sĩ giáo dục học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ts. nguyễn thị bích hạnh Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức giáo dục đào tạo trở thành nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc tinh thần trách nhiệm của các thế hệ tương lai. Giáo dục Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập cơ chế hệ thống quản lý giáo dục ngày càng được tăng cường phân cấp phân quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong giáo dục. Trước áp lực phải đáp ứng tốt hơn những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cán bộ quản lý CBQL trường trung học phổ thông THPT phải là người năng động sáng tạo và đổi mới nắm vững các lý thuyết về quản lý lãnh đạo nhận thức được các thế mạnh và các mặt hạn chế tạo ra sự thay đổi trong nhà trường huy động được mọi nguồn lực và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất để phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường. Cũng như cả nước đội ngũ CBQL trường THPT của thành phố TP Cần Thơ được bổ nhiệm từ lực lượng giáo viên nên có mặt tích cực là hiểu biết rất tốt thực trạng hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ vai trò giáo viên sang vai trò quản lý trong khi chưa được đào tạo bồi dưỡng những tri thức mới về quản lý trường học còn thiếu kiến thức về pháp luật yếu kém về ngoại ngữ tin học. đã gây ra nhiều khó khăn hạn chế trong thực thi trách nhiệm và quyền hạn đặc biệt khi được Nhà nước tăng cường quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó công tác

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN