tailieunhanh - Một số kết quả nghiên cứu thí nghiệm hiện trường về phương pháp cố kết hút chân không xử lý nền đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây

Bài viết "Một số kết quả nghiên cứu thí nghiệm hiện trường về phương pháp cố kết hút chân không xử lý nền đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây" trình bày những nét chính của thí nghiệm hiện trường và một số kết quả đo đạc bước đầu về cố kết hút chân không xử lý nền đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây. để nắm bắt nội dung chi tiết. | MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT HÚT CHÂN KHÔNG XỬ LÝ NỀN ĐƯỜNG CAO TỐC LONG THÀNH - DẦU GIÂY . Nguyên Chiên ThS. Tô Hữu Đức Đại học Thủy Lợi ThS. Phạm Quang Đông NCS Đại học Thủy Lợi Tóm tắt Việc cố kết đất yếu bằng phương pháp hút chân không đã được áp dụng trên thế giới và hiện đang được nghiên cứu ở Việt Nam- tại Trường Đại học Thủy Lợi. Trong giai đoạn thí nghiệm hiện trường với điều kiện địa chất ở nước ta nhóm nghiên cứu đã phối hợp với đơn vị sản xuất trong việc thí nghiệm hiện trường cho công trình đường cao tốc Long Thành- Dầu Giây nhằm lựa chọn phương án thi công hiệu quả. Việc đưa phương pháp từ phòng thí nghiệm ra hiện trường đòi hỏi phải lựa chọn chính xác phương án bố trí và đưa ra một số chỉnh sửa để phù hợp với tình hình thực tế của địa điểm thí nghiệm. Trong bài này trình bày những nét chính của thí nghiệm hiện trường và một số kết quả đo đạc bước đầu. 1. Đặt vấn đề Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây dài 54 9 km đang được xây dựng trong đó có 9 8 km từ Km 14 100 đến Km 23 900 đi qua nền địa chất đặc biệt yếu đòi hỏi phải xử lý bằng phương pháp cố kết hút chân không. Phương pháp này đã được nghiên cứu ở nhiều nước và vì vậy hình thành nhiều phương án bố trí thi công. Hai phương án bố trí chủ yếu được nghiên cứu là phương pháp theo nguyên tắc MVC - Menard Vacuum Consolidation và phương pháp Beaudrain. Nguyên tắc của Menard dựa vào bơm hút chân không thông qua số lượng bấc thấm PVD -Prefabricated Vertical Drain để rút nước khỏi nền. Nguyên tắc này nối bấc và ống trên mặt đất nền cũ vì vậy mặc dù đoạn nối nằm trong lớp cát gia tải song vẫn đòi hỏi phải có một màng kín khí bao trùm lên khu vực bơm hút để tránh rò. Một ưu điểm được tận dụng là do hình thành chân không ở dưới lớp màng nên áp suất khí quyển sẽ tham gia vào việc gia tải từ đó giảm được chiều dày lớp cát. Về cơ bản phương pháp Beaudrain dựa trên nguyên tắc tương tự như Menard tuy nhiên không tạo vùng chân không mà nối ống với bấc

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN