tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế một số bài học đọc – hiểu văn bản Văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Ngữ văn 11 Nâng cao)

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế một số bài học đọc – hiểu văn bản Văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Ngữ văn 11 Nâng cao) xây dựng mô hình dạy học đọc – hiểu các văn bản Văn học theo thể loại để tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu các văn bản Văn học thông qua một số thể loại Văn học mới, đồng thời góp phần nâng cao năng lực tự đọc, tự học các văn bản cho học sinh. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM thành phố hồ chí minh Nguyễn Duy Thanh THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN Học VIỆT NAM hiện đại Theo thể loại NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học môn Văn Mã số 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THANH BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trước đây cấu trúc chương trình sách giáo khoa Văn học được biên soạn chủ yếu theo tiêu chí văn học sử. Việc biên soạn và dạy học theo lịch sử hình thành và phát triển của văn học giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản hệ thống về lịch sử văn học và nhận thức rõ tiến trình lịch sử văn học dân tộc với những qui luật phát triển của nó qua các thời đại những khái niệm về văn học sử giai đoạn tác gia trào lưu . hướng tới bồi dưỡng năng lực tư duy logic. Còn những kiến thức về nội dung nghệ thuật của tác phẩm phong cách tác giả giúp các em hiểu rõ hơn sâu rộng hơn những trào lưu những trường phái những nguyên tắc sáng tác những đặc điểm thành tựu qua các thời kì văn học. Từ đó tri thức văn học được hệ thống hóa tương đối chặt chẽ tạo điều kiện bồi dưỡng quan điểm thẩm mĩ trao dồi nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh. Tuy nhiên mục tiêu dạy học này làm cho học sinh thiếu năng lực tiếp nhận văn học. Các em không thể tự mình và cũng không bao giờ tự giác đọc và lí giải những giá trị về nội dung nghệ thuật tư tưởng tình cảm tác giả . trong các bài đọc thêm nếu như không có sự hướng dẫn hoặc bắt buộc của giáo viên. Vì vậy những kiến thức văn học của học sinh cũng chỉ giới hạn ở những tác giả tác phẩm đã được học còn những tác giả tác phẩm không được học thì hầu như ngoài vùng phủ sóng đối với các em. Thêm nữa những kiến thức về tiếp nhận văn học thể loại văn học đáng lí phải được dạy ở đầu chương trình để làm nền tạo những kiến thức công cụ định hướng cho việc tiếp nhận và tự tiếp nhận của học sinh lại được phân phối dạy ở cuối chương trình vì thế những kiến thức này vừa không có ý nghĩa hỗ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN