tailieunhanh - Ổn định mái dốc khi mực nước trên mái rút nhanh

Bài viết "Ổn định mái dốc khi mực nước trên mái rút nhanh" trình bày những kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng để ổn định mái dốc như chiều cao nước rút, tốc độ nước rút, chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đập, khi mực nước trên mái rút nhanh. Với các bạn chuyên ngành Kiến trúc - Xây dựng thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | ỔN ĐỊNH MÁI DỐC KHI MỰC NƯỚC TRÊN MÁI RÚT NHANH TS. NGUyỄN CẢNH THÁI ThS. LƯƠNG THỊ THANH HƯƠNG Tóm tắt Mực nước trên mái của các công trình đất đập vật liệu địa phương đê kênh bờ sông. rút nhanh trong quá trình vận hành là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm mất ổn định mái dốc. Đây là một vấn đề cấp thiết có tính thực tiễn cao và cần được nghiên cứu một cách chi tiết. Bài báo đã nêu ra những kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng để ổn định mái dốc như chiều cao nước rút tốc độ nước rút chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đập khi mực nước trên mái rút nhanh. I. Giới thiệu chung Mực nước trên mái của các công trình đất đập vật liệu địa phương đê kênh bờ sông. rút xuống trong quá trình vận hành là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm mất ổn định mái dốc. Trường hợp mực nước trên mái rút xuống nhanh hệ số thấm của đất nhỏ khi đó áp lực kẽ rỗng trong khối đất hầu như không thay đổi so với trước khi nước rút. Trong khi đó tác dụng phản áp giữ ổn định của khối nước trên mái mất đi dẫn đến mất ổn định mái. Trong nhiều trường hợp việc mất ổn định do nước rút là hệ quả của hư hỏng khác như cửa tháo không đóng được đập bị xói ngầm nước tràn qua đỉnh đập làm vỡ một đoạn đập nào đó dẫn đến mực nước trên mái rút nhanh làm mái thượng lưu bị trượt. Ngày 5 6 1976 đập Teton bị vỡ khi đó cột nước thượng lưu là thấp hơn mực nước dâng bình thường đập bị vỡ do bị xói ngầm ngoài việc gây phá hoại lớn ở phía hạ lưu trong phạm vi 17km lòng hồ phía thượng lưu đã xảy ra 200 vị trí sạt trượt do mực nước trong hồ rút nhanh 11 . Bảng 1 liệt kê một số đập trên thế giới bị mất ổn định do mực nước thượng lưu rút nhanh 1 . Hiện nay ở nước ta có khoảng 2000 hồ chứa nước có dung tích từ 0 2 triệu m3 trở lên. Hầu hết các đập dâng của các hồ chứa là đập đất. Trong quá trình quản lý khai thác vận hành có nhiều hồ chứa phải hạ thấp mực nước hoặc tháo cạn hồ qua cống lấy nước cống xả đáy tuy nen. để tránh gây ra sự cố bảo đảm an toàn công trình khi có nguy cơ vỡ đập hoặc tháo cạn hồ để phục .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN