tailieunhanh - VẺ ĐẸP NẢY SINH TỪ LAO ĐỘNG VÀ CHIẾN ĐẤU CỦA MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
Năm 1948, sau chiến dịch Sông Lô; lần đầu tiên anh bắt tay xây dựng bộ tranh truyện liên hoàn dài, gồm 2 tập, mang tên Căm thù (tập I) và Chiến thắng (tập II). Bộ tranh nét vẽ còn vụng về, in ấn chưa hoàn chỉnh, nhưng với cảm xúc mạnh và chân thật, nó đã góp một phần tích cực cho công tác tuyên truyền lúc đó. Nghệ thuật đã ra mắt công chúng. | VẺ ĐẸP NẢY SINH TỪ LAO ĐỘNG VÀ CHIẾN ĐẤU Năm 1948 sau chiến dịch Sông Lô lần đầu tiên anh bắt tay xây dựng bộ tranh truyện liên hoàn dài gồm 2 tập mang tên Căm thù tập I và Chiến thắng tập II . Bộ tranh nét vẽ còn vụng về in ấn chưa hoàn chỉnh nhưng với cảm xúc mạnh và chân thật nó đã góp một phần tích cực cho công tác tuyên truyền lúc đó. Nghệ thuật đã ra mắt công chúng. Chính anh cũng chưa dám nghĩ rằng mình sẽ trở thành Hoạ sĩ . Nhưng hiệu quả thì lại vượt ra ngoài cả ý muốn của người sáng tạo. Tập tranh của anh đã được giải thưởng của phòng chính trị Liên khu Mười lúc đó. Lần đầu tiên anh hiểu nghệ thuật phải chăng là xúc cảm chân thành và mãnh liệt trước hiện thực để rồi từ đó sẽ tái tạo lên hiện thực mới bằng hình tượng thông qua tư duy của người nghệ sĩ . Anh đã đi và có mặt ở hầu khắp các nẻo đường đất nước. Từ chiến dịch Sông Lô Biên giới đến Trung du Đồng bằng Điện Biên. Rồi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Anh đã tận mắt được nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước được chứng kiến cảnh địch tàn phá làng mạc giết chóc và hãm hiếp đồng bào cực kỳ dã man. Thực tế ấy đã giúp anh vốn sống tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc. Qua từng chặng đường anh đã dần lớn lên. Và nghệ thuật với người chiến sĩ thực sự trở thành một nhu cầu cấp thiết. Là người lính trên mặt trận văn nghệ không trực tiếp cầm súng vũ khí của anh phải là những bức tranh. Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn anh thuộc quân số sư đoàn 312 - một trong những sư đoàn chủ công mà mũi nhọn của nó đã thọc sâu vào tận hầm tên tướng giặc Đờ-cát-tơ-ri cắm lá cờ chiến thắng kết thúc vẻ vang trận phản công cuối cùng. Nhưng ngay khi chiến dịch mở màn cứ điểm Him Lam bị quân ta chiếm lĩnh sư đoàn đã lệnh cho anh vẽ tranh căng lên tuyên truyền địch vận ở đồn Bản Kéo. Giữa chiến trường vật liệu thiếu anh đã sử dụng cả tấm vải dù chiến lợi phẩm và lấy hắc ín làm màu vẽ. Tấm tranh căng lên. Sợ ảnh hưởng tới tinh thần .
đang nạp các trang xem trước