tailieunhanh - Bài 11: Bản vẽ xây dựng - Giáo án Công nghệ 11 - GV:N.N.Viên

Đây là bài soạn giáo án Bản vẽ xây dựng giáo viên giúp học sinh nắm được khái quát về các loại bản vẽ xây dựng. Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà. | Bài 11: BẢN VẼ XÂY DỰNG I. Mục tiêu: Qua bài dạy này, GV cần làm cho HS: - Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng. - Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà. II. Chuẩn bị: 1 - Nội dung: - Nghiên cứu bài 11 SGK. - Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng. - Xem lại bài 15 SGK Công nghệ 8. 2 - Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ phóng to hình , trang 56, 58 SGK. - Sưu tầm một số bản vẽ công trình xây dựng và quy hoạch. III. Tiến trình dạy và học: 1 - Phân bố bài giảng: - Bài 11 gồm 3 nội dung chính: + Khái niệm chung về bản vẽ xây dựng. + Bản vẽ mặt bằng tổng thể. + Các hình biểu diễn ngôi nhà. - Trọng tâm của bài: Khái niệm bản vẽ mặt bằng tổng thể, các hình biểu diễn ngôi nhà. 2 - Các hoạt động dạy học: a, Ổn định lớp: b, Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung về bản vẽ xây dựng - GV giới thiệu khái quát về bản vẽ xây dựng và lưu ý trong phần này chỉ quan tâm tới bản vẽ nàh đơn giản. - GV có thể đặt câu hỏi: + Em hãy cho biết nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà? - GV tóm tắt nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà và bổ sung thêm: giai đoạn thiết kế ban đầu thường có thêm hình chiếu phối cảnh, hình chiếu vuông góc, mặt cắt của ngôi nhà. I. Khái niệm chung: + Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng. + Bản vẽ nàh thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo ngôi nhà. + Tác dụng: căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà. Hoạt động 2: Bản vẽ mặt bằng tổng thể - GV treo hình và yêu cầu HS tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường học. - GV nhấn mạnh: mặt bằng tổng thể là hình chiếu bằng của khu đất xây dựng. Tác dụng của bản vẽ mặt bằng tổng thể. II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể: + Bản vẽ hình chiếu bằng của công trình. + Thể hiện vị trí các công trình. Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình biểu diễn ngôi nhà - GV giới thiệu khái quát các loại hình biểu diễn ngôi nhà. - GV có thể đặt câu hỏi liên hệ từ những bài trước: Để biểu diễn một vật thể cần được mô tả bằng những hình biểu diễn nào? - GV yêu cầu HS xem phần những thông tin bổ sung sau đó nhận xét tác dụng của hình vẽ mặt bằng tầng 1, tầng 2 (hình , d). Nêu điểm khác biệt nhất giữa bản vẽ nhà và bản vẽ cơ khí (dùng một mặt phẳng cắt và không biểu diễn phần khuất). - GV nhấn mạnh đây là hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà. - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình và nhận xét tác dụng của mặt đứng. - Mặt đứng của ngôi nhà còn thể hiện ban công ở tầng 2. - GV lưu ý HS mặt đứng có thể làm mặt chính hoặc mặt bê tùy theo kiến trúc của ngôi nhà. - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ (hình ) và nhận xét tác dụng của mặt cắt ngôi nhà và chỉ rõ vị trí mặt cắt. - GV nêu rõ tác dụng: thể hiện kết cấu các kích thước từ móng đến mái nhà, kích thước của cầu thang. III. Các hình biểu diễn ngôi nhà: 1 - Mặt bằng: - Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ. - Tác dụng: thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi. 2 - Mặt đứng: - Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng. - Tác dụng: thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà. 3 - Mặt cắt: - Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. - Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu và các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.