tailieunhanh - Tín dụng góp phần phát triển kinh tế đồng bằng Sông Cửu Long
Bài viết Tín dụng góp phần phát triển kinh tế đồng bằng Sông Cửu Long sau đây bao gồm những nội dung về ngân hàng xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh cho vay mô hình sản xuất mới. Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết. | TÍN DỤNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NDĐT - Trong những năm qua, tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chính sách tín dụng đã hướng dòng vốn vào một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh nhằm tạo đột phá, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng mô hình nông thôn mới. Ngân hàng xây dựng nông thôn mới Theo ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng khu vực ĐBSCL luôn cao hơn mức tăng trung bình của hệ thống. Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông thôn, ĐBSCL với hơn 75% dân cư sống ở khu vực nông thôn, luôn được hệ thống ngân hàng xác định cần ưu tiên vốn để đầu tư phát triển. Có thể nói rằng, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập của người nông dân khu vực ĐBSCL. Đến cuối năm 2013, bình quân xã triển khai xây dựng nông thôn mới của khu vực đã đạt 9,23 tiêu chí/xã, tăng 3,19 tiêu chí so với năm 2011 (bình quân cả nước chỉ 8,36 tiêu chí), không còn xã nào trắng tiêu chí. Hạ tầng nông thôn đã có bước phát triển rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 10%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 của khu vực hơn 34,6 triệu đồng/năm, tăng hơn 2,3 triệu đồng so với năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng chiếm 7,24%, giảm 2% so với năm 2012 (bình quân chung của cả nước là 9,6%). Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi và an sinh xã hội, ngành ngân hàng đã tích cực đồng hành cùng bà con nông thôn vùng ĐBSCL chung tay từng bước làm thay đổi diện mạo cho khu vực nông thôn. Tại đây, trong giai đoạn 2008 - 2012 ngành ngân hàng đã hỗ trợ an sinh xã hội, xóa .
đang nạp các trang xem trước