tailieunhanh - Bài tiểu luận: Tư tưởng trị nước của Thương Ưởng, giá trị và bài học lịch sử của nó đối với việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

Bài tiểu luận: Tư tưởng trị nước của Thương Ưởng, giá trị và bài học lịch sử của nó đối với việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay có kết cấu nội dung trình bày về cơ sở lý luận - lịch sử hình thành và phát triển học thuyết pháp trị của Thương Ưởng, cơ sở thực tiễn sự ảnh hưởng của thuyết pháp trị đến việc phát triển và hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. | Tính nghiêm minh của pháp luật được thể hiện trước hết ở việc thưởng phạt. Nhà vua không được tuỳ tiện mà phải theo đúng phép nước chí công vô tư " dùng pháp luật để trị nước là để khen đúng người phải, trách đúng kể quấy. trị tội thì không chừa các quan lớn, thưởng công thì không bỏ sót các dân thường " và " nếu quả thật có công thì dù là kẻ không thân mà hèn mọn cũng thưởng, nếu quả thật có tội thì dù là kẻ thân ái cũng phạt " " không tránh người thân và đại thần, thi hành với cả người mình yêu ". Những quan điểm đó cho thấy việc thi hành pháp luật của Hàn Phi là hết sức triệt để, không có chỗ cho những tình cảm cá nhân, hay địa vị, tư lợi mà chỉ dành cho phép công duy nhất. Chủ trương của Pháp trị là đề cao tuyệt đối pháp luật, vứt bỏ hết thi- thư- lễ- nhạc là những cơ sở giáo hoá của đức trị để đưa mọi người vào một khuôn khổ duy nhất là luật pháp. Thậm chí, giữa vua- tôi cũng không cần bày tỏ tình cảm kính trọng, thân ái mà chỉ cần làm theo đúng pháp luật. Với các nhà pháp trị, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng và thực sự là thứ đạo đức không có tình cảm.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.