tailieunhanh - Thông tư liên bộ 01-TT/LB
Thông tư liên bộ số 01-TT/LB về việc giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng cho công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động - Bộ Nội vụ ban hành | BỘ LAO ĐỘNG - BỘ NỘI VỤ Số 01-TT LB VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 23 tháng 01 năm 1962 THÔNG TƯ GIẢI THÍCH VÀHƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI ÁP DỤNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC Ngày 27 tháng 12 năm 1961 Hội đồng Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng cho công nhân viên chức Nhà nước. Nay Liên bộ Lao động Nội vụ ra thông tư này nhằm giải thích và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các chế độ đã ghi trong điều lệ. Còn những vấn đề thuộc về chế độ thuốc men điều trị khám xét thương tật bệnh nghề nghiệp cách tính thời gian công tác và việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội sẽ do các thông tư khác quy định. Chương 1 NNGUYÊN TẮC CHUNG 1. Đối tượng phạm vi thi hành của điều lệ - Mọi chế độ bảo hiểm xã hội từ nay sẽ thi hành thống nhất cho toàn thể công nhân viên chức Nhà nước không phân biệt dân tộc nam nữ quốc tịch làm việc có tính chất thường xuyên liên tục thuộc kế hoạch lao động và tiền lương của các cơ quan hành chính sự nghiệp kể cả các cơ quan của các đoàn thể nhân dân các xí nghiệp công trường nông trường lâm trường. Những người trong thời kỳ thử việc những người làm việc có tính chất tạm thời theo vụ theo mùa những người tạm tuyển công nhật hay theo hợp đồng trong một thời gian ngắn khi có việc thì làm khi hết việc thì nghỉ những người làm việc cho cơ quan xí nghiệp theo lối khoán tự do hay làm riêng lẻ hoặc thuộc các tổ chức tập đoàn hay hợp tác xã như bốc vác sơn tràng gia công khoán việc. cơ quan không quản lý không tuyển dụng thì không thuộc đối tượng thi hành của điều lệ trừ chế độ đãi ngộ về tai nạn lao động sẽ có quy định riêng. Các quyền lợi về bảo hiểm xã hội của những người không thuộc đối tượng thi hành Điều lệ sẽ do cơ quan sử dụng cùng với họ thỏa thuận và ghi vào hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên. Những người làm theo hợp động nhưng đã liên tục từ hợp động này sang hợp đồng khác thì cũng thuộc đối tượng thi hành của điều lệ trừ những .
đang nạp các trang xem trước