tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) làm rõ cấu trúc và chức năng của phép nối trong văn bản; đề xuất một số cánh hiểu, cách phân chia mới về cấu trúc và ngữ nghĩa của phép nối; tìm và nêu lên những đặc điểm nổi bật của phép nối trong tiếng Việt và tiếng Anh. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG đẠi học sư phạm TP. Hồ chí minh Ngô Thị Bảo Châu CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA NGỮ DỤNG CỦA PHÉP NỐI trong tiếng việt so sánh với tiếng ANH Chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC sĩ ngôn ngữ học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC pgs. ts. trịnh sâm Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài So với các phân môn khác ngữ pháp văn bản là một trong những phân môn xuất hiện khá muộn và có lịch sử chưa dày. Xuất phát từ vai trò ý nghĩa của phép liên kết nói chung phép nối nói riêng chúng tôi thiết nghĩ đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Thật sự phép nối đóng vai trò là thành tố tạo tính mạch lạc cho văn bản là một trong những yếu tố trọng yếu của vấn đề tạo lập và tiếp nhận văn bản. Thế nhưng thực tế là nhiều nhà Việt ngữ học xem xét phép nối thông qua phát ngôn mà chưa xem xét nó thông quan khái niệm cú clause . Chúng tôi đứng trên quan điểm cú sẽ phân tích những đặc điểm về cấu trúc ngữ nghĩa ngữ dụng của phép nối tiếng Việt. Đặc biệt trong khi tiếp xúc với tiếng Anh người viết thấy có những điểm tương đồng và khác biệt giữa phép nối của ngôn ngữ này với tiếng Việt do đó người viết tiến hành so sánh phép nối giữa hai ngôn ngữ. Chính những sự tương đồng phản ánh sự qui luật chung về tư duy diễn đạt ý tưởng chung của nhân loại còn sự dị biệt lại phản ánh sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ cũng như sự nghiêng về mặt hình thức ngữ pháp - tiếng Anh hay ngữ nghĩa - tiếng Việt của hai ngôn ngữ. Đồng thời việc nghiên cứu đề tài này cũng phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy phân môn Ngữ pháp văn bản Tiếng Việt thực hành cũng như việc rèn luyện ngoại ngữ của người viết. 2. Lịch sử vấn đề . Ngoài nước Năm 1976 nhà xuất bản Lodon và Nework đã cho ra đời quyển Cohesion in English -Phép Liên kết trong tiếng Anh của Halliday và Ruqaiya Hassan 108 . Đây có thể xem là công trình đầu tiên đánh dấu lịch sử nghiên cứu về phép nối. Trong quyển sách hai tác giả đã trình bày khá kỹ về các phép liên kết Quy chiếu Reference Phép .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.