tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương được thực hiện nhằm phân tích đặc điểm dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1997 – 2007; phân tích mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương; định hướng sự phát triển dân số của tỉnh trong tương lai, đưa ra giải pháp nhằm phát triển cân đối giữa dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. | j BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO X -l TRƯỜNG ĐẠI học Sư phạm TP. Hồ chí minh Nguyễn Thị Hiển DÂN số và phát triển kinh tế - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành Địa lí học Mã số 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC sĩ địa lí học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ts. phạm thị xuân thọ Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tác giả xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Thị Xuân Thọ -người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm thành nhố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan Cục Tống kê tỉnh Bình Dương Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương và các huyện thị Sở Y tế Bình Dương Sở Lao động - Thương binh -Xã hội tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng tác giả xin lời cảm ơn đến bạn bè đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Bình Dương 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiển MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ được Trung ương xác định là một trong 4 tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu. Là tỉnh được tái lập năm 1997 với 7 huyện thị gồm 79 phường xã thị trấn diện tích tự nhiên là và mật độ dân số gần 300 người km2. Với lợi thế về vị trí địa lí Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế văn hoá khoa học kĩ thuật với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Đây cũng là lợi thế thu hút các nhà đầu tư dân cư lao động đến làm ăn sinh sống. Chính điều này đã làm cho đặc điểm dân số và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương có nhiều biến động đặc biệt là từ năm 1997 đến nay. Do nhu cầu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN