tailieunhanh - Đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ phức hợp giữa các chính sách quản lý vốn và khẩu vị rủi ro của ngân hàng
Chính sách quản lý vốn lỏng lẻo và không phù hợp là nguyên nhân chính để các ngân hàng có động lực tham gia các hoạt động rủi ro. Vì vậy cần có một nghiên cứu phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa rủi ro ngân khảo đề tài nghiên cứu này để có cái nhìn khái quát hơn về quản trị tài chính. | 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI o Lý do chọn đề tài: Chính sách quản lý vốn lỏng lẻo và không phù hợp là nguyên nhân chính để các ngân hàng có động lực tham gia các hoạt động rủi ro. Vì vậy cần có một nghiên cứu phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và chính sách quản lý vốn nhằm giúp những ai quan tâm có cái nhìn chính xác hơn về sự vận động của rủi ro ngân hàng. o Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ 3 vấn đề mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa chính sách và quản lý vốn Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới mối quan hệ đó Liên hệ các khung pháp lý thực tiễn 3 mục tiêu trên o Phương pháp nghiên cứu o Nội dung nghiên cứu o Đóng góp của đề tài Hướng phát triển của đề tài 1 2 Chương 1: Lý do chọn đề tài: Giới thiệu . Thế giới hiện nay đang ngày càng bất ổn cả về chính trị lẫn hoạt động kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã giúp cho những nhà nghiên cứu và nhà đầu tư tài chính thừa nhận những điểm yếu được bộc lộ từ các mô hình dự báo tài chính. Nguyên nhân chính là với một chính sách quản lý vốn lỏng lẻo, trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng luôn muốn mở rộng cả về quy mô vốn và quy mô thị trường, tìm kiếm và nắm bắt bất cứ cơ hội đầu tư nào mà họ cho là đem lại một tỷ suất sinh lợi vượt trội so với đối thủ, kể cả việc tăng tỷ lệ nợ xấu, cho vay tràn lan hoặc săn tìm những hoạt động đầu tư dưới chuẩn. Mặc dù tỷ suất sinh lợi cao nhưng rủi ro các nghiệp vụ này mang lại cho ngân hàng cũng không hề nhỏ. Duy trì sự ổn định chung trong hệ thống ngân hàng quốc tế không phải là một vấn đề đơn giản. Trên cơ sở đó, các hiệp ước Basel I và Basel II đã lần lượt ra đời đặt ra những quy định khắt khe về tỷ lệ vốn dự trữ bắt buộc, quy định về việc hoạch định chính sách, hay việc công khai những thông tin một cách phù hợp áp dụng cho toàn bộ thể chế tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng cho dù các Hiệp ước Basel đã xây dựng nên bộ khung pháp lý vững chắc và chặt chẽ về việc kiểm soát dòng tiền của hệ thống .
đang nạp các trang xem trước