tailieunhanh - VĂN HÓA VẼ MỸ THUẬT VÀ VĂN HÓA PHÊ BÌNH

Nhân tới xem phòng tranh của một tác giả vừa khai mạc, tình cờ tôi gặp anh bạn hoạ sĩ trẻ quen biết. Sau khi cùng xem tranh, không ngần ngại, anh đưa ra ý kiến của mình, vừa như để khẳng định, vừa như muốn trao đổi với tôi, rằng “Mỹ thuật Việt Nam hầu như chưa có các nhà phê bình tác động. Trong khi đó tên tuổi các hoạ sĩ như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái. thì vẫn cứ được tôn vinh, tồn tại, nổi. | VĂN HÓA VẼ MỸ THUẬT VÀ VĂN HÓA PHÊ BÌNH Nhân tới xem phòng tranh của một tác giả vừa khai mạc tình cờ tôi gặp anh bạn hoạ sĩ trẻ quen biết. Sau khi cùng xem tranh không ngần ngại anh đưa ra ý kiến của mình vừa như để khẳng định vừa như muốn trao đổi với tôi rằng Mỹ thuật Việt Nam hầu như chưa có các nhà phê bình tác động. Trong khi đó tên tuổi các hoạ sĩ như Nguyễn Gia Trí Tô Ngọc Vân Trần Văn Cẩn Nguyễn Tư Nghiêm Nguyễn Sáng Bùi Xuân Phái. thì vẫn cứ được tôn vinh tồn tại nổi như cồn. Đâu có nhờ đến các nhà phê bình. Ngược lại thật trớ trêu lại nhờ ở nơi bình giải của các nhà nghệ sĩ đồng nghiệp . Đối chiếu với thực tế tôi không thể phản bác hay phủ định được ý kiến mà anh bạn hoạ sĩ trẻ nêu ra. Một sự thực không thể chối cãi. Vì thì giờ gặp gỡ có hạn tôi chỉ nói vắn tắt ý của mình để anh bạn hoạ sĩ trẻ tham khảo rằng Dù vẽ hay phê bình đều phải có văn hoá tri thức chuyên ngành mới đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Ngược lại nếu không có nó có khác gì người lính ra trận mà không có vũ khí. Trở lại trường hợp các nhà họa sĩ sáng tác bình giải theo tôi vì họ được đào tạo hội hoạ chính quy chuyên ngành nên họ biết thuyết minh về đồng nghiệp cũng là tự bạch và thuyết minh về bếp núc của chính mình. Ngược lại nhà phê bình chưa làm được việc ấy vì họ chưa có dịp làm quen với ngôn ngữ bếp núc nghề nghiệp của chính họ. Họ chưa được đào tạo chính quy về lịch sử và phê bình. Do đó so với các nhà phê bình chuyên nghiệp ở các nước phát triển họ chỉ mới là những tay ngang trong nghề. Chắc chắn sẽ có những ý kiến phản đối vì lý do ta đã có khoa lịch sử lý luận trong trường đào tạo nghệ thuật ở cấp Đại học. Nhưng với tôi qua kết quả khảo nghiệm thực tế thấy sinh viên của ta ra trường tiếp xúc với tác phẩm và tác giả tự nó đã trả lời về hệ quả đào tạo của chúng ta rồi. Rõ ràng chương trình và giảng viên hướng dẫn ở cấp Đại học chính quy vẫn chưa tương xứng với nhu cầu hội nhập - phát triển. Dù vội phải chia tay anh bạn trẻ vẫn đưa ra câu hỏi tiếp Nghệ thuật Châu Phi rồi Châu Đại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN