tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác của giảng viên ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác của giảng viên ở trường luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác của giảng viên ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao ở nhà trường. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI học sư phạm TP. Hồ chí minh Hoàng Thị Kim Thanh THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỦA GIẢNG VIÊN Ở tRườNg đại học tôn Đức thắng Chuyên ngành Quản lý Giáo dục MÃ Số 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC sĩ giáo dục học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ TRẦN THỊ QUỐC MINH Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIÉT TẮT CB-GV-NV Cán bộ-giảng viên-nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CN Cử nhân ĐH Đại học KS Kỹ sư KHCN Khoa học công nghệ LĐLĐ Liên đoàn lao động NCKH Nghiên cứu khoa học GD ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giảng viên GVC Giảng viên chính GVCC Giảng viên cao cấp GVCH Giảng viên cơ hữu GS Giáo sư PGS Phó giáo sư Thành phố Hồ Chí Minh ThS Thạc sĩ TS Tiến sĩ TSKH Tiến sĩ khoa họ c UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế giới ngày nay có những biến đổi nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và công nghệ sự hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa trở thành một xu thế khách quan không thể cưỡng lại được. Tình hình đó đòi hỏi con người phải thay đổi tư duy kịp thời nhất là cách nhìn tầm nhìn và yêu cầu rất cao về sự thích nghi. Giáo dục cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội do đó cũng đòi hỏi phải được đổi mới kịp thời đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO đã chủ trương đẩy mạnh phát triển giáo dục và đề ra chiến lược phát triển giáo dục chung trên toàn thế giới. Trong đó đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên là một trong những tư tưởng chủ yếu đã được UNESCO đúc kết và khuyến cáo. Ở nước ta hiện nay nhìn chung chất lượng giáo dục - đào tạo vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục. Việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ còn là mối quan tâm của riêng những người làm công tác giáo dục mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều hội nghị báo cáo và trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến vấn đề này. Nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra các

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.