tailieunhanh - Luận văn Thạc sỹ Quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương: Nghiên cứu cộng đồng người Thái ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Luận văn Thạc sỹ Quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương: Nghiên cứu cộng đồng người Thái ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, Việt Nam tập trung nghiên cứu sơ lược về người Thái ở xã Hạnh Dịch; văn hóa dân gian của người Thái ở xã Hạnh Dịch; các can thiệp từ bên ngoài cũng như của địa phương và hệ quả của việc quản lý đất rừng cộng đồng; tiếp cận thay thế của TEW và SPERI.   | Quản lý đất rừng cộng đồng can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương Nghiên cứu cộng đồng người Thái ở xã Hạnh Dịch huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An Việt Nam Luận văn để hoàn thành Cao học Khoa học Xã hội tại Trường Đại học Waikato của PHẠM VĂN DŨNG THE UNIVERSITY OF WAIKATO Te Whare Wfananga o Waikato 2014 Bản tóm tắt Trong bối cảnh ngày càng có thêm nhiều tương tác giữa các nhóm dân tộc xa xôi cách trở với các tác nhân bên ngoài thì một trong những vấn đề đáng được quan tâm và bàn luận là quyền về đất rừng của họ chưa được khẳng định. Liệu việc chiếm giữ đất bởi các chủ thể bên ngoài và việc bảo trợ quản lý rừng theo mệnh lệnh có đáp ứng được nguyện vọng của người dân bị mất đất Cộng đồng địa phương cần được tham gia quản lý đất rừng và có vai trò quyết định đối với tương lai của mình ra sao và đến mức độ nào Để trả lời các câu hỏi trên nghiên cứu này dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu tập trung vào truyền thống tín ngưỡng luật tục tri thức địa phương những bình luận và kiến nghị của người Thái và một số người ngoài sống ở xã Hạnh Dịch huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An Việt Nam. Bên cạnh đó là việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu và báo cáo trước đây trong hệ thống dữ liệu của SPERI Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội . Các phát hiện và tranh luận trong Luận văn này gồm có đặc điểm văn hóa của người Thái ở địa phương lược sử các can thiệp từ bên ngoài phản hồi từ địa phương và các phương pháp luận tiếp cận và nhận thức để nghiên cứu văn hóa và đất rừng bản địa. Một trong những nhận định là người dân địa phương đã và đang giữ gìn cách hiểu niềm tin luật tục và thực hành các thể chế và tổ chức truyền thống một cách toàn diện và đặc thù và những giá trị cùng với sức mạnh vốn có đó có thể đóng góp hiệu quả vào việc bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế của người dân địa phương. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng cách tiếp cận chính thống và ngày càng lấn lướt từ trên xuống đã không nhận diện hoặc khuyến khích thậm chí làm tổn hại đến sức mạnh và giá trị của địa .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.