tailieunhanh - Luận văn Xử lý tín hiệu trong truyền hình số và ứng dụng triển khai tại Việt Nam
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng truyền hình, đưa thông tin chính xác và kịp thời về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam chúng ta đã nghiên cứu triển khai và ứng dụng công nghệ Truyền Hình Số (Digital Broadcasting) vào thực tế. Công nghệ này đã khắc phục được các nhược điểm của công nghệ truyền hình tương tự (Analogue Broadcasting) như ảnh hưởng của thời tiết, hạn chế khoảng cách truyền dẫn, chất lượng tín hiệu | Các kênh chương trình được lấy từ nhiều nguồn khác nhau với các chuẩn tín hiệu khác nhau như AV, SDI, ASI như thu từ vệ tinh, từ các nhà cung cấp nội dung được đưa qua bộ Encoder làm nhiệm vụ nén tín hiệu gốc theo các định dạng khác nhau như SD MPEG2 (1,5-3Mb) và HD-MPEG4 ( 8Mb), sau khi nén xong các kênh được gán một địa chỉ IP-Multicas (địa chỉ lớp D) đầu ra của các kênh được đưa tới 1 Media switch tập trung các kênh chương trình sau đó đưa đến bộ ghép kênh. Bộ ghép kênh ghép các kênh chương trình này thành từng nhóm (transport stream) với dung lượng tối đa của một nhóm 38Mb, mỗi TS này được ghép thêm với 1 khóa của hệ thống khóa mã, sau khi ghép xong TS này được gán địa chỉ IP-multicas mới sau đó được đưa tới bộ điều chế QAM. Tại đây bộ điều chế QAM thực hiện việc điều chế tín hiệu từ IP sang tín hiệu QAM-RF (32, 64, 256) trong quá trình điều chế thực hiện các công việc như lấy mẫu, lượng tử hóa tín hiệu sau khi điều chế được đưa tới bộ cộng tín hiệu để cộng dồn các QAM lại với nhau và kết hợp với cả các kênh Analogue truyền thống để đưa ra 1 luồng duy nhất phát ra ngoài mạng và phân phối tới khách hàng.
đang nạp các trang xem trước