tailieunhanh - Phân tích đa dạng di truyền của đậu tương bằng chỉ thị SSR

Mục tiêu của thí nghiệm này nhằm phát hiện sự có mặt và mức độ đa hình thông qua chỉ thị phân tử SSR - lặp lại trình tự đơn giản - của 36 mẫu giống đậu tương (Glycine max (L.) Merr.) có nguồn gốc khác nhau. Bằng chỉ thị SSR, 39 allen được phát hiện ở 10 SSR locut với hệ số tương đồng di truyền từ 0,38 đến 0,95 (trung bình là 0,67) và các mẫu giống được phân thành 2 nhóm chính. Năm chỉ thị SSR: Satt245, Satt309, Satt373, Satt521, and Satt556 có khả năng phân biệt tính đa hình của. | Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010 Tập 8 số 4 638 - 646 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA ĐẬU TƯƠNG BANG CHỈ THỊ SSR Analysis of Genetic Diversity in Soybean Determined by SSR markers Triệu Thị Thịnh1 Vũ Thị Thúy Hằng2 Vũ Đình Hòa2 Trương Trung cấp Nông nghiệp Sơn La 2Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Địa chỉ email tác giả liên lạc vdhoa@ TÓM TẮT Mục tiêu của thí nghiệm này nhằm phát hiện sự có mặt và mức độ đa hình thông qua chỉ thị phân tử SSR - lặp lại trình tự đơn giản - của 36 mẫu giống đậu tương Glycine max L. Merr. có nguồn gốc khác nhau. Bằng chỉ thị SSR 39 allen được phát hiện ở 10 SSR locut với hệ số tương đồng di truyền từ 0 38 đến 0 95 trung bình là 0 67 và các mẫu giống được phân thành 2 nhóm chính. Năm chỉ thị SSR Satt245 Satt309 Satt373 Satt521 and Satt556 có khả năng phân biệt tính đa hình của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu. Về tổng thể chỉ thị phân tử SSR sử dụng đã phát hiện tính đa hình và biểu thị khả năng phân loại các mẫu giống đậu tương. Thông tin phát hiện trong nghiên cứu này có thể sử dụng cho công tác chọn tạo giống đậu tương. Từ khoá Chỉ thị phân tử SSR đa dạng di truyền đậu tương Glycine max L. Merr. SUMMARY The objective of this study was to detect the presence and the degree of simple sequence repeat SSR polymorphism in 36 soybean Glycine max L. Merr. accessions of different origin. A total of 39 alleles were detected at 10 SSR marker loci clusters with genetic similarity coefficients ranging from to average and the soybean accessions were grouped into two main clusters. Five SSR markers viz. Satt245 Satt309 Satt373 Satt521 and Satt556 were found succesful in differentiation of the 36 soybean accessions studied. Overall SSR markers were effective in revealing soybean diversity and showed good potential for differentiation of soybean germplasm. The information found in this study may be useful for soybean breeding programs. Key words Genetic diversity Glycine max L. Merr. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN