tailieunhanh - Bài giảng Lý thuyết xác suất: Chương 1

Mời các bạn cùng tìm hiểu phép thử, không gian mẫu và biến số; khái niệm xác suất; tính chất của xác suất; xác suất điều kiện biến cố độc lập;. được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Lý thuyết xác suất: Chương 1". Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu. | Phần thứ nhất Lý thuyết xác suất TK 2008 2 Xác suất - Thống kê Phạm Đức Thông Chương 1 Xác suất Trong cuộc sống trong nhiều trường hợp người ta không thể đoán chắc rằng một sự kiện nào đó có xảy ra hay không mặc dù đã nắm được những thông tin về sự kiện đó. Để giải quyết những tình huống không chắc chắn đó người ta đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng lý thuyết xác suất 1. PHÉP THỬ KHÔNG GIAN MẪU VÀ BIẾN CỐ Lý thuyết xác suất hiện nay là một lý thuyết toán học được xây dựng chặt chẽ trên một hệ tiên đề. Tuy nhiên để xây dựng được một hệ tiên đề chặt chẽ về mặt toán học cho lý thuyết xác suất người ta đã dựa vào các khái niệm cơ bản mang tính chất kinh nghiệm trực quan. . Phép thử không gian mẫu. Bộ môn Xác suất nghiên cứu về các loại thí nghiệm có đặc trưng là Trước khi thực hiện chúng ta không đoán trước được kết quả nào sẽ xảy ra nhưng chúng ta có thể mô tả được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra. Loại thí nghiệm như vậy có thể được lặp lại nhiều lần trong cùng một điều kiện nó được gọi là một Thí nghiệm ngẫu nhiên hay một Phép thử. Khi một phép thử được thực hiên một và chỉ một kết quả trong trong tập hợp nói trên xuất hiện và được gọi là một kết quả sơ cấp. Tập hợp tất cả các kết quả sơ cấp được gọi là Không gian các kết quả sơ cấp. Để tiện lợi chúng ta xem những kết quả sơ cấp như các điểm và gọi là các Điểm mẫu hay điểm cho gọn . Như vậy mỗi kết quả sơ cấp được biểu diễn bởi một và chỉ một điểm mẫu không gian các kết quả sơ cấp được biểu diễn bởi một tập hợp mà các phần tử là các điểm mẫu do đó còn được gọi là Không gian mẫu và thường được ký hiệu là M. Không gian mẫu M được gọi là rời rạc nếu nó là một tập hợp không hơn đếm được hữu hạn hoặc đếm được . Thí dụ Gieo một con xúc xắc và quan sát số xuất hiện ở mặt trên của con xúc xắc. Khi đó không gian mẫu có 6 điểm mẫu M 1 2 3 4 5 6 . Chương 1 XÁC SUÁT 3 Quan sát xem một xạ thủ bắn một viên đạn vào bia có trúng bia hay không. Có hai kết quả sơ cấp là trúng bia ký hiệu là T và không trúng bia ký hiệu là B.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN