tailieunhanh - Phương thức đào tạo theo học chế niên chế và tín chỉ: Những khác biệt căn bản và đề xuất đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn Aun

Bài viết "Phương thức đào tạo theo học chế niên chế và tín chỉ: Những khác biệt căn bản và đề xuất đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn Aun" chỉ ra những khác biệt căn bản giữa phương thức đào tạo theo học chế niên chế và tín chỉ, đồng thời đề xuất đảm bảo chất lượng đào tạo dựa trên tiêu chuẩn AUN-QA, là tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dành cho mạng lưới các trường đại học thuộc khối ASEAN (ASEAN University Network – Quality Assurance) | PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ NIÊN CHẾ VÀ TÍN CHỈ NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN VÀ ĐỀ XUẤT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO TIÊU CHUẨN AUN ThS. Lê Sĩ Hải Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng - Trường Đại học Văn Hiến Mở đầu Học chế tín chỉ được hình thành và mở đầu tại Viện Đại học Harvard Hoa kỳ năm 1872. Với mục đích tổ chức quá trình đào tạo theo cách phù hợp nhất với khả năng học vấn và tài chính của người học đồng thời cơ sở đào tạo phải thích ứng dễ dàng trước nhu cầu biến động đa dạng của đời sống xã hội học chế tín chỉ đã phát triển nhanh chóng ở Bắc Mỹ và lan rộng sang các quốc gia khác. Ở Việt Nam trước năm 1975 cũng đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau 1975 vào khoảng năm 1980 tư tưởng đào tạo theo hệ thống tín chỉ được hình thành. Trường Đại học Bách khoa đi tiên phong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 1993-1994 sau đó là các trường Đại học Đà Lạt Cần Thơ Thủy sản Nha Trang. Cho đến nay đào tạo theo học chế tín chỉ đã khẳng định những ưu thế nổi bật so với phương thức đào tạo theo niên chế nên được ứng dụng rộng rãi ở nhiều trường đại học cao đẳng ở Việt Nam. Tại trường Đại học Văn Hiến với việc xác định đào tạo theo học chế tín chỉ là con đường đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo từ năm 2013 nhà trường đã chính thức thực hiện kế hoạch chuyển đổi phương thức đào tạo từ học chế niên chế sang tín chỉ. Cho đến nay sau gần hai năm triển khai bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn nhiều vấn đề thách thức cần kiên định thực hiện phù hợp với đặc thù trong từng giai đoạn cụ thể của nhà trường hướng đến các mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo. Bài viết này chỉ ra những khác biệt căn bản giữa phương thức đào tạo theo học chế niên chế và tín chỉ đồng thời đề xuất đảm bảo chất lượng đào tạo dựa trên tiêu chuẩn AUN-QA là tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dành cho mạng lưới các trường đại học thuộc khối ASEAN ASEAN University Network - Quality Assurance . Bộ tiêu chuẩn của AUN gồm có 15 tiêu chuẩn trong phạm vi bài .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.