tailieunhanh - Đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ

Bài viết "Đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ" hướng đến làm rõ thế nào là học theo học chế tín chỉ; những ưu điểm cơ bản của đào tạo theo học chế tín chỉ; đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. | ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ThS. Ngô Quang Ty Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến Thực hiện Nghị quyết số 37 2004 của Quốc Hội khóa 11 về giáo dục và Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Ban hành kèm theo Quyết định số 43 2007 QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo việc dạy và học theo học chế tín chỉ là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Trường Đại học Văn Hiếnchính thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 20132014. Việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ còn rất mới mẻ đối với các thầy cô và sinh viên của trường nhiều vấn đề mới cần phải được xác định để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong bài viết này tôi xin nêu một số vấn đề nhằm phục vụ cho hội thảo của trường về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nội dung bài viết làm rõ thế nào là học theo học chế tín chỉ những ưu điểm cơ bản của đào tạo theo học chế tín chỉ đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ. 1. Thế nào là học chế tín chỉ Theo cách hiểu của Đại học Quốc gia Hà Nội thì tín chỉ là đại lượng dùng để chỉ khối lượng kiến thức kỹ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức 1 học tập trên lớp 2 học trong phòng thí nghiệm thực hành hoặc làm các phần việc khác có sự hướng dẫn của giáo viên 3 tự học ngoài lớp như đọc sách nghiên cứu giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài . Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. Đào tạo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Mỗi năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ chương trình đào tạo của một ngành học không tính theo năm học mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên. Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học được ra trường. Trong phương thức đào tạo theo niên chế trước đây giảng viên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN