tailieunhanh - Dạy và học tiếng Anh theo hệ thống tín chỉ

Bài viết "Dạy và học tiếng Anh theo hệ thống tín chỉ" hướng đến đánh giá, phân tích cách học tiếng Anh của sinh viên, việc dạy tiếng Anh của giảng viên và vài ý kiến liên quan đến chuẩn đầu ra tiếng Anh, phương pháp dạy học Blended Learning và lựa chọn giáo trình giảng dạy tiếng Anh. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu. | DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TS. Nguyễn Thị Tuyết Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến 1. Các nguyên lý cơ bản trong đào đạo theo hệ thống tín chỉ Năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và yêu cầu năm 2011 là hạn chót để các trường chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Một năm sau đó ngày 30-9-2008 Thủ tướng chính phủ đồng thời phê duyệt đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 20082020 với những quy định mới về việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Những điều trên thể hiện rất rõ quyết tâm đổi mới giáo dục coi trọng vấn đề chất lượng trong giáo dục đào tạo của Đảng Nhà nước. Nghị quyết TW2 Khóa VIII đã nhấn mạnh cần đổi mới phương pháp giáo dục-đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học tự nghiên cứu cho học sinh. Những tư tưởng chỉ đạo nêu trên của Đảng đã nêu rõ nguyên lý cơ bản của việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nguyên lý thứ nhất đó là nguyên lý dân chủ hóa. Nguyên lý này đã mang lại sự thay đổi rất lớn về quan niệm giáo dục. Đó là không phải người dạy mà người học có quyền quyết định nội dung đào tạo cho chính họ và quyền tích lũy kiến thức theo nhu cầu và sở thích của họ. Mục tiêu đào tạo lấy người học làm trung tâm được thể hiện trong nguyên lý này. Nguyên lý thứ hai Nguyên lý đại chúng hóa giáo dục đại học đã tạo cơ hội cho mọi công dân thực hiện quyền được học suốt đời. Đây là một biện pháp nâng cao trình độ dân trí để tạo ra một nguồn nhân lực mới có tri thức cao đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. Nguyên lý thứ ba là nguyên lý dạy học tích cực. Nội dung trong Nghị quyết TW2 Khóa VIII chỉ ra tầm quan trọng của nguyên lý dạy học tích cực trong đào tạo theo học chế

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.