tailieunhanh - Mở rộng tính ứng dụng của chương trình đào tạo đại học khi triển khai thực hiện học chế tín chỉ

Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ không chỉ có lợi cho sinh viên mà còn có lợi cho các nhà quản lý các trường đại học khi nó tạo ra một thước đo khả năng học tập của người học (thông qua số lượng tín chỉ được tích lũy) và cũng cũng là thước đo hiệu quả, thời gian làm việc của giảng viên (thông qua số lượng sinh viên đăng ký học). Xuất phát từ thực tế đó mà việc "Mở rộng tính ứng dụng của chương trình đào tạo đại học khi triển khai thực hiện học chế tín chỉ" là điều cần thiết hiện nay. | MỞ RỘNG TÍNH ỨNG DỤNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KHI TRIỂN KHAI THỰC hiện học chế tín chỉ . Nguyễn Minh Đức Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Văn Hiến 1. Lợi ích của đào tạo theo học chế tín chỉ Xuất phát từ Đại học Harvard Hoa Kỳ học chế tín chỉ đã nhanh chóng được thừa nhận và áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1950-1960 nhưng việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ tại Việt Nam chỉ mới được nghiên cứu thảo luận và áp dụng rộng rãi trong vòng một thập niên gần đây tính từ năm 2005 Bộ Giáo dục Đào tạo chính thức chỉ đạo các trường cao đẳng đại học công lập chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Được xem là một cuộc cách mạng trong công nghệ đào tạo bậc đại học đào tạo theo học chế tín chỉ là một quy trình đào tạo linh hoạt lấy người học làm trung tâm nâng cao tính chủ động của sinh viên từ việc lập kế hoạch học tập cho đến việc lựa chọn phương thức và nội dung học tập. Chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo cho sinh viên tính chủ động cao trong việc lựa chọn kiến thức để trang bị cho bản thân và lựa chọn tiến trình học phù hợp với năng lực điều kiện thực tế của mình. Người học được chủ động về mặt thời gian nếu học tốt có thể rút ngắn thời gian học nếu không đủ khả năng cũng có thể vừa học vừa làm hoặc nghỉ học vài năm sau đó quay lại học tiếp phù hợp với xu thế học tập suốt đời. Người học cũng chủ động trong việc tiếp thu các khối lượng kiến thức của ngành học khi có thể lựa chọn các học phần khác nhau được thiết kế trong chương trình. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ cũng phản ánh được những mối quan tâm và những yêu cầu của sinh viên thông qua việc lựa chọn các học phần khác nhau để đáp ứng với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường lao động. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ không chỉ có lợi cho sinh viên mà còn có lợi cho các nhà quản lý các trường đại học khi nó tạo ra một thước đo khả năng học tập của người học thông qua số lượng tín chỉ được tích

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN