tailieunhanh - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển kỹ năng lao động và vai trò của giáo dục phổ thông

Bài viết tìm hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp về kỹ năng lao động (kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) khi tuyển dụng và đề bạt cũng như mức độ đáp ứng của lao động hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta phải có sự nhận diện khách quan, đúng thực trạng về kỹ năng lao động và giáo dục phổ thông, bài viết chỉ ra khoảng trống về kỹ năng hiện nay ở nước ta, tập trung chủ yếu vào kỹ năng mềm và kỹ năng nghề.  | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Kinh tế và Kinh doanh 28 2012 185-192 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển kỹ năng lao động và vai trò của giáo dục phổ thông 1 TS. Nguyễn Quốc Việt 1 Nguyễn Minh Thảo2 1Khoa Kinh tế Phát triển Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Hà Nội Việt Nam 2Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Bộ Kế hoạch và Đầu tư 68 Phan Đình Phùng Ba Đình Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 09 tháng 04 năm 2012 Tóm tắt. Bài viết tìm hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp về kỹ năng lao động kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khi tuyển dụng và đề bạt cũng như mức độ đáp ứng của lao động hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta phải có sự nhận diện khách quan đúng thực trạng về kỹ năng lao động và giáo dục phổ thông bài viết chỉ ra khoảng trống về kỹ năng hiện nay ở nước ta tập trung chủ yếu vào kỹ năng mềm và kỹ năng nghề. Trên cơ sở đó bài viết đưa ra một số kiến nghị về lồng ghép đào tạo kỹ năng qua các môn học trong trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết khi tham gia thị trường lao động qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam. Từ khóa Chất lượng nguồn nhân lực đào tạo kỹ năng lao động giáo dục phổ thông. 1. Đặt vấn đề Trong hơn 25 năm thực hiện cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã đạt những thành công được cộng đồng trong và ngoài nước ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong 10 năm qua 2000-2010 là 7 26 GDP theo giá thực tế của năm 2010 gấp 3 8 lần so với năm 2000. Từ năm 2010 Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên nước ta hiện nay đang đối mặt với không ít khó khăn 1 Tác giả xin chân thành cảm ơn các ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện bài viết này tại Hội thảo Các năng lực chung chủ chốt trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 Hà Nội tháng 4 2012. Tác giả liên hệ. ĐT 84-3 7547 506 E-mail vietnq@ và thách thức đòi hỏi phải .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.