tailieunhanh - Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó

Do đặc thù sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam là phụ thuộc vào người tiêu dùng nước ngoài, nên trong mỗi “mắt xích” của chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may, từ khâu nhập khẩu nguyên liệu thô cho đến các khâu tiếp theo như sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế đều gặp phải nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Kinh tế và Kinh doanh 28 2012 241-251 Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam Những bất lợi khó khăn và biện pháp đối phó 1 _ __. . Hà Văn Hội Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 07 tháng 8 năm 2012 Tóm tắt. Do đặc thù sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam là phụ thuộc vào người tiêu dùng nước ngoài nên trong mỗi mắt xích của chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may từ khâu nhập khẩu nguyên liệu thô cho đến các khâu tiếp theo như sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may sản xuất sản phẩm xuất khẩu phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế đều gặp phải nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan. Chính vì vậy để góp phần gia tăng giá trị trong chuỗi giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam cần tăng cường các biện pháp như chủ động nguồn nguyên liệu và nhân lực cho sản xuất tăng cường thu thập phân tích và trao đổi thông tin nắm bắt tình hình thị trường xuất khẩu tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may khu vực và toàn cầu nắm vững các quy định của các nước đối với việc nhập khẩu sản phẩm dệt may. Từ khóa Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may khó khăn công đoạn biến động. 1. Đặt vấn đề Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế kim ngạch xuất khẩu dệt may đã có những tiến bộ đáng kể. Sau nhiều năm tăng trưởng xuất khẩu bình quân 30 năm Việt Nam chính thức lọt vào top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới. Tuy nhiên ngành dệt may vẫn bị cho là chưa phát huy tối đa năng lực của mình. Đồng thời hiện vẫn có trên 70 nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó những bất ổn của các yếu tố nguồn lực đầu vào cho sản xuất 1 Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ đề tài Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu kinh nghiệm của một số nước châu Á và gợi ý đối với Việt Nam với sự tài trợ của Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu châu Á - Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐT 84-913559235 E-mail .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.