tailieunhanh - Nhận thức về đạo đức và chuẩn giá trị xã hội của cán bộ, công chức nhà nước - TS. Vũ Duy Yên

Quy định đạo đức công vụ và xây dựng chuẩn giá trị xã hội nhằm giáo dục đội ngũ cán bộ công chức rèn luyện phẩm chất đạo đức là vấn đề không mới, nhưng làm sao để mỗi cán bộ, công chức luôn nhận thức đúng về về đạo đức và chuẩn giá trị xã hội,. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung bài viết "Nhận thức về đạo đức và chuẩn giá trị xã hội của cán bộ, công chức nhà nước" dưới đây. | NGHIÊN CỨU - TRAO Đổl NHẬN THỮC VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ CHUẨN GIÁ TRỊ XÃ HỘI cãti CÁN Bộ CÔNG CHỨC NHỜ Nước TS VŨ DUY YÊN 1. Con người luôn là nhân tố quyết định mọi thành bại trong hoạt động của mỗi tổ chức chính vì vậy CB CC là một trong những yếu tố quyết định thành công và có hiệu lực hiệu quả của cải cách hành chính nhà nước. Nhưng cũng chính đội ngũ CB CC này làm cho người ta lo lắng về năng lực thực thi công vụ đặc biệt sự lo lắng tăng lên khi đạo đức của một bộ phận đội ngũ này đã đêh mức vô cảm trước những bức xúc của dân và tổ chức. Do tính chất và vai trò của nền hành chính nhà nước nên cho dù với số lượng CB CC không nhiều nhưng đạo đức công vụ phải là chuẩn mực là mẫu số chung cho toàn xã hội noi theo không thể có một xã hội ổn định và thịnh vượng khi đạo đức công vụ có vấn đề không tốt khi người dân phải dùng tiền để mua các dịch vụ công hay giao dịch công vụ mà vốn dĩ nó không phải trả bằng tiền. Đạo đức là một trong các hình thái ý thức xã hội là những quan niệm chuẩn mực đa dạng phụ thuộc vào đời sống tự nhiên và văn hoá xã hội là tập hợp những quan điểm về thế giới về cách sống của một xã hội của một tầng lớp xã hội của một tập hợp người nhất định. Sự vận dụng đạo đức vào cuộc sống cá nhân hay tổ chức như thế nào để đạt được hiệu quả cần có những chuẩn mực được hiện thực hoá bởi những quy định cụ thể. Nó được sử dụng trong 3 phạm vi lương tâm con người hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt nó gắn với nền văn hoá tôn giáo chủ nghĩa nhân vãn triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này và được thực hiện bởi niềm tin cá nhân bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Nếu xem xét từ mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì đạo đức gồm ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức - là toàn bộ hoạt động của con người được điều chỉnh bởi ý thức là sự thể hiện của ý thức đạo đức thành hành động. Còn xem xét từ góc độ quan hệ thì đạo đức là một hệ thống quan hệ xã hội đặc thù giữa người và người trong cuộc sống tạo nên một hệ thống quan hệ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN