tailieunhanh - Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vùng cửa sông ven biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản
Xét trên cơ sở chuỗi thức ăn của thủy vực, với nguồn thức ăn khá phong phú và đa dạng, các thủy vực vùng ven biển Tây, bán đảo Cà Mau thuộc loại giàu dinh dưỡng nên có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản mặn, lợ và nước ngọt. Tham khảo bài viết "Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vùng cửa sông ven biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản" để nắm bắt thông tin chi tiết. | Studies on hydro-biology in estuaries at West-Sea zone of Ca Mau peninsular for aquaculture development Luong Van Thanh1 Abstract The West-sea area of Ca Mau peninsular now has been known as the ecological diversity region in the Mekong delta. However in recent years there have large exploited the forest and hydro-production potential as well as large built the infrastructure for agricultural development to strongly impact to the hydro-biological environment. Then the intergrated studies on hydro-biology in this region to be used as the basic data for economic and hydro-production development is very necessary. The author has used the measured data in April and September 2005 to evaluate the quantity and quality of hydro-biology in this region and propose some his opinions for making plans for effectively using of the potential of this region. Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vùng cửa sông ven Biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản Lương Văn Thanh1 1. Đặt vấn đề Vùng ven Biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau có nhiều tiềm năng về rừng ngập mặn nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có dải đất ven biển rộng lớn nằm ở phía đông vịnh Thái Lan chạy dài từ cửa sông Cái Lớn Kiên Giang đến cửa sông Ông Đốc Cà Mâu . Vùng này có nhiều hệ thống kênh rạch hoàn toàn thuận lợi cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đồng thời đây là vùng giao lưu và chuyển tiếp giữa hai khu hệ sinh vật nước mặn và nước ngọt mang đầy đủ các yếu tố sinh thái mặn lợ ngọt khiến cho khu hệ sinh vật trở nên đa dạng và phức tạp. Quá trình ngọt hóa diễn ra đồng thời với việc hạn chế mức độ giao lưu với khối nước mặn từ vịnh Thái Lan. Tại một số vùng đang diễn ra sự phá vỡ cân bằng hệ sinh thái trước kia -hệ sinh thái lợ mặn - để thiết lập một cân bằng hệ sinh thái mới - sinh thái ngọt lợ hoặc hoàn toàn ngọt. Để hiểu được diễn thế của qúa trình này cần phải có những nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho việc điều tiết sự cân bằng sinh thái theo chiều hướng có lợi. Sinh vật thủy sinh luôn .
đang nạp các trang xem trước