tailieunhanh - Ảnh hưởng của độ hút dính đến cường độ kháng cắt và hệ số thấm của đất không bão hoà

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu, bài viết "Ảnh hưởng của độ hút dính đến cường độ kháng cắt và hệ số thấm của đất không bão hoà" dưới đây. Nội dung bài tiết trình bày về cách tính toán hàm thấm và hàm cường độ kháng cắt từ đường cong đặc trưng đất, nước cho đất đắp đập hồ chứa nước Sông Sắt tỉnh Bình Thuận. | ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ HÚT DÍNH ĐẾN CƯỜNG ĐỘ KHÁNG CẮT VÀ HỆ SỐ THẤM CỦA ĐẤT KHÔNG BÃO HOÀ TS. TRỊNH MINH THỤ Đại học Thuỷ lợi Tóm tắt Trên thực tế có nhiều bài toán địa kỹ thuật liên quan tới môi trường đất không bão hoà như đất tàn tích đất trương nở đất nén sập và đất đầm nén. Đường cong đặc trưng đất nước SWCC là thông số trung tâm của cơ học đất cho đất không bão hoà. Nó khống chế các đặc tính của đất không bão hoà như hệ số thấm cường độ kháng cắt và biến thiên thể tích của đất. Đây là đường cong biểu diễn quan hệ giữa độ ẩm và độ hút dính của đất. Đường cong đặc trưng đất nước có thể xác định trực tiếp từ các thí nghiệm trong phòng ngoài trời hoặc xác định gián tiếp từ các mô hình toán học thông qua thông số cơ bản của đất. Một vài phương pháp xác định SWCC chính sẽ được mô tả trong bài báo này. Từ đường cong đặc trưng đất nước có thể dùng để dự đoán hàm thấm và cường độ kháng cắt sẽ được trình bày trong nghiên cứu này. Đường cong đặc trưng đất - nước và hàm thấm là các thông số cần thiết đối với phân tích bài toán nước mưa thấm vào trong mái dốc. Kết quả phân tích thấm có thể chuyển trực tiếp để phân tích ổn định mái dốc trong quá trình mưa đường bão hoà thay đổi. Bài báo này đồng thời tính toán hàm thấm và hàm cường độ kháng cắt từ đường cong đặc trưng đất - nước cho đất đắp đập hồ chứa nước Sông Sắt tỉnh Bình Thuận. Từ khóa Đường cong đặc trưng đất nước độ ẩm độ hút dính hệ số thấm cường độ kháng cắt. I. GIỚI THIỆU Độ ẩm trong đất không bão hoà là một hàm của độ hút dính trong đất. Mối quan hệ này có thể biểu diễn bằng đồ thị quan hệ giữa độ ẩm và độ hút dính và được gọi là đường cong đặc trưng đất - nước SWCC . Tên gọi đường cong đặc trưng đất - nước đã được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực địa kỹ thuật. Khá nhiều dạng phương trình đã được đề nghị để biểu diễn đường cong đặc trưng đất - nước. Hiện nay dùng phổ biến nhất là các phương trình Brooks-Corey 1964 van Genuchten 1980 và Fredlund và Xing 1994 . Leong và Rahardjo 1997 đã đánh giá lại các phương trình .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN