tailieunhanh - Một số vấn đề ứng dụng cốt địa kỹ thuật khi thiết kế mái dốc đứng

Khi thiết kế mái đất cho các công trình, mái đất càng dốc thì càng kinh tế nhưng có một vấn đề đặt ra là sự ổn định mái dốc. Để đảm bảo sự an toàn cần thiết cho mái, một trong những giải pháp được áp dụng là dùng cốt địa kỹ thuật làm hệ thống cốt trong đất để tăng góc mái dốc hoặc tăng ổn định mái chịu tải trọng. nội dung bài viết "Một số vấn đề ứng dụng cốt địa kỹ thuật khi thiết kế mái dốc đứng" để nắm bắt nội dung chi tiết. | MỘT SỐ VÃN ĐỀ ỨNG DỤNG COT ĐỊA KỸ THUẬT KHI THIẾT KẾ MÁI DỐC ĐỨNG ThS. NGUYỄN MAI CHI Bộ môn Thuỷ công-Đại học Thuỷ lợi. Tóm tắt Khi thiết kế mái đất cho các công trình mái đất càng dốc thì càng kinh tế nhưng có một vấn đề đặt ra là sự ổn định mái dốc. Để đảm bảo sự an toàn cần thiết cho mái một trong những giải pháp được áp dụng là dùng cốt địa kỹ thuật Vải địa kỹ thuật lưới địa kỹ thuật làm hệ thống cốt trong đất để tăng góc mái dốc hoặc tăng ổn định mái chịu tải trọng. Bài báo tổng hợp các giải pháp kết cấu khi sử dụng cốt địa kỹ thuật với các lợi ích về kinh tế kỹ thuật và môi trường. Đồng thời giới thiệu với bạn đọc phần mềm ReSlope là phần mềm chuyên dụng của công ty ADAMA-Engineering-Hoa Kỳ dùng tính toán kết cấu mái dốc có sử dụng cốt địa kỹ thuật. Từ khoá Vải địa kỹ thuật Geotextiles Lưới địa kỹ thuật Geogrid Mái dốc đứng có cốt Reinforced Steep Slope 1. Đặt vấn đề Khi thiết kế mái đất cho các công trình thì sự ổn định của mái dốc được quan tâm hàng đầu. Mái đất càng xoải hay nói cách khác góc mái dốc nhỏ thì độ ổn định của mái càng đảm bảo. Nhưng có trường hợp do điều kiện địa hình mà không cho phép thiết kế mái đất xoải mà chỉ có thể thiết kế mái dốc đứng. Hoặc để tận dụng khoảng diện tích trên đỉnh mái cũng phải thiết kế mái dốc đứng. Mái dốc đứng là các mái dốc có góc dốc 450 p 900 . Nếu mái dốc đứng có kèm theo tải trọng tác dụng lên mái trên đỉnh mái thì càng dễ mất ổn định. Vì vậy để đảm bảo sự an toàn cần thiết cho mái một trong những giải pháp được áp dụng là dùng cốt địa kỹ thuật để làm hệ thống cốt trong đất nhằm tăng góc mái dốc hoặc tăng ổn định mái chịu tải trọng. Ở nước ta một số đơn vị tư vấn có sử dụng hai phương pháp thường dùng để thiết kế mái đất có cốt địa kỹ thuật. Đó là phương pháp dùng biểu đồ của Schmertman và nnk với sự chỉ dẫn của FHWA Federal Highway Administration USA và phương pháp dùng mặt trượt khả dĩ của Culmann. Những phương pháp này thường hạn chế các điều kiện biên khi tính toán bởi vì nếu chỉ có mái dốc đơn thuần .