tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài nông thông trong phóng sự Văn học Việt Nam 1930 - 1945

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài nông thông trong phóng sự Văn học Việt Nam 1930 - 1945 nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật, thấy được những giá trị đặc sắc, khả năng sáng tạo độc đáo cũng như những hạn chế của những phóng sự về nông thôn giai đoạn 1930 –1945. | s . I - - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ị TRƯỜNG đẠi học sư phạm TP. Hồ chí minh Nguyên Thị Bích Hòa ĐỀ TÀI NỒNG THÔN TRONG PHÓNG sự VĂN HỌC VỆT NAM 1930-1945 Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số 60 22 34 LUẬN VÃN THẠC sĩ vãn học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. nguyễn hoài thanH Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quí thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Hoài Thanh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn gia đình đồng nghiệp bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Nguyễn Thị Bích Hòa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Văn học Việt Nam 1930 - 1945 tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Ở giai đoạn này quá trình hiện đại hoá văn học được đã diễn ra với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên các thể loại. Trong xu thế đó phóng sự là một thể tân văn cũng ra đời ngay từ những năm 30 khi văn học nước nhà đang tăng tốc lao vào quĩ đạo hiện đại hoá. Là một thể loại trung gian giữa báo chí và văn học có tính tư liệu nhằm điều tra sự thực về một thực trạng xã hội nào đó nên chỉ trong thời gian ngắn phóng sự đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trở thành một thể loại ăn khách tạo một lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả. Những vấn đề mà ống kính phóng sự hướng tới để phản ánh là những vùng hiện thực nóng bỏng nhức nhối của xã hội thực dân nửa phong kiến ở cả thành thị lẫn nông thôn thậm chí cả mảng hiện thực ở các nhà tù vốn bị thực dân bưng bít. Là xã hội cơ bản là nông nghiệp nông thôn chiếm đại đa số nên mảng phóng sự về nông thôn đã trở thành một đề tài thu hút nhiều cây bút tài năng và đã thu được những bức tranh đầy ấn tượng. Vì lẽ đó khi nghiên cứu di .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN