tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX

Mời các bạn tham khảo luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX sau đây để nắm bắt được những nội dung về môi trường tự nhiên - điều kiện cơ bản của diện mạo kinh tế An Giang; diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX; cư dân An Giang - chủ thể làm nên diện mạo kinh tế An Giang. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN KIẾN DIỆN MẠO KINH TE AN GIANG TRONG CÁC THE KỶ XVII - XX Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Mã số 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THANH THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Cách đây hơn 300 năm khi người Việt đặt chân đến vùng này về cơ bản đây là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá sình lầy sông rạch chằng chịt cây rừng rậm rạp với hàng nghìn trâu rừng tụ họp. Nhưng không đầy ba thế kỷ sau An Giang trở thành một vùng đất trù phú một vựa lúa lớn của cả nước. Việc dựng lại diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu sự phát triển kinh tế An Giang ngày nay. Trong công cuộc đổi mới hiện nay dưới sự lãnh đaọ của Đảng Cộng sản Việt Nam kinh tế An Giang đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng nhất là sản lượng lương thực trong những năm gần đây luôn luôn đứng đầu cả nước. Tìm hiểu kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX có ý nghĩa quan trọng giúp cho địa phương vạch ra những chính sách định hướng giải pháp phát triển kinh tế An Giang trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tình hình kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long góp phần không nhỏ trong việc nhận thức lại quá khứ cung cấp những cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển kinh tế của vùng. Một hệ thống đề tài về kinh tế của mỗi tỉnh trong các thế kỷ XVII - XX vẫn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mặt khác đề tài này còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương con người An Giang cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất anh dũng kiên cường trong chống giặc ngoại xâm từ đó có thái độ và trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng quê hương An Giang giàu đẹp. 3 Mục đích của luận văn là dựng lại bức tranh lịch sử về kinh tế An Giang trong .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN