tailieunhanh - Thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở - Những nội dung cơ bản

Bài viết Thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở - Những nội dung cơ bản sau đây bao gồm những nội dung về đặc điểm của chính quyền cơ sở, hoạt động của chính quyền cơ sở đối với cộng đồng dân cư ở địa bàn quản lý, những nội dung để xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở. | Tài liệu tham khảo: 1. Ban tuyên giáo Trung Ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập WTO. 2. Luật công vụ Vương quốc Anh, 2006. 3. Học viện Hành chính (2012), Giáo trình Đạo đức công vụ, NXB KH&KT, H; 4. Học viện Hành chính QG (2007), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, NXB KH&KT, H; 5. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Giáo trình Quản lý nhân sự. NXB Kinh tế quốc dân, H; 6. Hồ Chí Minh (1975), Về vấn đề cán bộ, NXB Sự thật, H. 7. Hồ Chí Minh (1995), Sửa đổi lối làm việc, NXB Sự thật, H. 8. Htpp:// 9. Viện Khoa học Thanh tra (2004), cơ chế giám sát kiểm toán và thanh tra ở Việt Nam, NXB Tư pháp, H. 10. David Ma (2006), Thay đổi văn hóa công vụ Việt Nam, Hội nghị quốc tế về CCHC tại Hà Nội, Việt Nam, từ ngày 25 26/11/2006, Bộ Nội vụ. 11. Điểm báo số 35/2014, Viện KHTCNN, Bộ Nội vụ. Thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở Những nội dung cơ bản TS. Cao Anh Đô – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 1. Đặc điểm của chính quyền cơ sở Hệ thống 4 cấp của quản lý hành chính nhà nước của nước ta hiện nay gồm: Trung ương - tỉnh, thành phố - quận, huyện và xã. Bốn cấp quản lý này được tổ chức theo một hệ thống dọc. Từ trên xuống sẽ là trung ương - địa phương và cơ sở. Nếu nhìn dưới lên sẽ là cơ sở - địa phương và toàn quốc. Đó chính là tác động hai chiều làm nổi bật vai trò đặc biệt quan trọng của cơ sở. Nói đến chính quyền nhà nước ở cơ sở là nói đến chính quyền cấp xã. Xã là một khái niệm hành chính ở cơ sở, ổn định và cố định ở nông thôn. Cơ sở nhìn chiều từ trên xuống, xét về quy mô và cấp độ tổ chức là cấp thấp nhất, cấp cuối cùng. Cũng có thể coi cấp cơ sở, cấp xã là cấp nhỏ nhất. Nếu trung ương và toàn quốc được xem là một chỉnh thể, hệ thống của cái vĩ mô, đứng đầu là nhà nước trung ương. Cơ sở thường được xem là cái vi mô, là một tế bào, một phần tử hợp thành của cái vĩ mô - cả nước và toàn quốc như một cơ thể sống. Xét theo quan hệ quyền lực, quyền

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN