tailieunhanh - Tự kiểm tra sức khoẻ tại nhà – đơn giản và tiết kiệm

Theo dõi sức khoẻ là việc nên và cần làm của những ai biết quý trọng giá trị của sức khoẻ. Ngày nay, với tiến bộ của y học và công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể làm việc đó tại nhà với những thiết bị đơn giản và vừa túi tiền, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đi lại và thăm sao cần theo dõi sức khoẻ thường xuyên? | Tự kiểm tra sức khoẻ tại nhà - đơn giản và tiết kiệm Theo dõi sức khoẻ là việc nên và cần làm của những ai biết quý trọng giá trị của sức khoẻ. Ngày nay với tiến bộ của y học và công nghệ chúng ta hoàn toàn có thể làm việc đó tại nhà với những thiết bị đơn giản và vừa túi tiền giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đi lại và thăm sao cần theo dõi sức khoẻ thường xuyên Cùng với những áp lực tăng dần trong cuộc sống và môi trường sống đô thị bạn sẽ nhận thấy sức khoẻ của mình giảm sút dần theo thời gian. Việc theo dõi các chỉ số sức khoẻ cơ bản giúp bạn biết được tình trạng sức khoẻ của mình có cần phải lo lắng hay không và khi nào thì cần đến gặp bác những người đã có tiền sử bệnh việc theo dõi sức khoẻ thường xuyên càng quan trọng hơn và sẽ trực tiếp góp phần vào quá trình điều trị bệnh. Những chỉ số sức khoẻ nào cần theo dõi thường xuyên 1- Cân nặng Cân nặng giúp bạn tính được tỷ số khối cơ thể BMI và nhờ đó xác định được tình trạng chung của cơ thể đang ở mức nào thiếu cân bình thường hoặc thừa cân béo phì. Theo dõi cân nặng thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để duy trì cân nặng lành mạnh không chỉ giúp bạn duy trì được vẻ đẹp hình thể mà còn có thể kiểm soát và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Ảnh Internet Để theo dõi cân nặng tại nhà bạn chỉ cần có một chiếc cân sức khoẻ phổ dụng - được bán rất nhiều ở các siêu thị và cửa hàng thiết bị y tế với giá cả từ vài trăm ngàn đồng đến hơn 1 triệu đồng. Bạn nên cân hàng tuần vào cùng thời điểm và ghi lại trọng lượng của mình để theo dõi mức tăng giảm cân nặng. Lưu ý luôn chỉnh cân về 0 trước khi cân và nên sử dụng một chiếc cân duy nhất để theo dõi cân nặng của mình để có kết quả chính xác nhất. 2- Huyết áp Là con số quan trọng giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khoẻ chung và sức khoẻ tim mạch của bệnh nhân. Chỉ số huyết áp giúp phát hiện tình trạng huyết áp cao hoặc huyết áp thấp bệnh tim và các bệnh khác. Từ 18 tuổi bạn cần đo huyết áp ít nhất mỗi 2 năm và nếu được chẩn đoán cao huyết áp bạn sẽ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN