tailieunhanh - LĂNG PHẠM ĐÔN NGHỊ, DẤU ẤN NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ THUẬT THẾ KỶ XVIII

.Việc xây lăng mộ là một truyền thống lâu đời trong nghệ thuật kiến trúc cổ Việt Nam. Nếu lăng mộ từ thời Lê Sơ về trước dường như chỉ có vua hay các bà hoàng mới được xây lăng, rất hãn hữu mới có lăng đại thần (như lăng Trần Thủ Độ), thì sang thời Hậu Lê lại có chiều hướng phát triển ngược lại. | LĂNG PHẠM ĐÔN NGHỊ DẤU ẤN NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ THẾ KỶ XVIII Việc xây lăng mộ là một truyền thống lâu đời trong nghệ thuật kiến trúc cổ Việt Nam. Nếu lăng mộ từ thời Lê Sơ về trước dường như chỉ có vua hay các bà hoàng mới được xây lăng rất hãn hữu mới có lăng đại thần như lăng Trần Thủ Độ thì sang thời Hậu Lê lại có chiều hướng phát triển ngược lại. Giai đoạn này trong hệ thống quản lý quốc gia bên cạnh vua Lê lại có thêm chúa Trịnh đáng ra sẽ có cả hệ thống lăng mộ của vua Lê và chúa Trịnh. Nhưng thực tế các lăng mộ còn lại đến ngày nay với niên đại thời Hậu Lê có số lượng rất ít. Một vài lăng có quy mô hơn cả như lăng chúa Trịnh Doanh Nga Mi Thanh Hóa - thế kỷ XVIII lại càng hiếm Và trên một cơ sở nào đó quy mô của lăng mộ này có phần tương tự hoặc lớn hơn không nhiều so với các lăng quan lại. Điều này được các nhà nghiên cứu giải thích trên quan điểm lịch sử đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh nội chiến và bởi sự tiếm quyền lẫn nhau trong xã hội Vua Lê thì bù nhìn và chúa Trịnh nắm quyền thế. Các thế lực này không thể quan tâm một cách sâu sắc đến việc xây lăng mộ cho chính bản thân mình. Hơn nữa việc trả thù cá nhân của các triều đại tiếp sau khiến rất có thể vua chúa có lăng nhưng cũng không thể tồn tại đến bây giờ hoặc xây lăng nhưng lại ẩn danh như trường hợp lăng chúa Trịnh Doanh nhưng phải lấy tên bà Thái phi Ngọc Diệm 1 tr241 . Mặt khác các quan đại thần nắm giữ quyền lực trong tay để củng cố cho địa vị của mình đã tự mình xây dựng lăng mộ cho bản thân tại quê hương bản quán. Có lẽ ở thế kỷ XVIII việc xây cất lăng mộ đã trở thành phong trào. Nó cũng giống như việc cúng tiền để xây đình chùa đặt làm tượng hậu để thờ ý nghĩa của việc lưu danh hậu thế đã khiến người ta không dè xẻn tiền của. Vậy nên các lăng Quận Công xuất hiện chiếm một số lượng lớn như lăng Phạm Mẫn Trực Hà Tây -1713 lăng quận Thạc Thanh Hóa - 1716 lăng Dinh Hương Bắc Giang - 1729 lăng họ Đỗ Bắc Ninh - 1734 lăng Phạm Đôn Nghị Hà Tây - xây 1734 sửa 1754 lăng Phú Đa Vĩnh Phúc - 1767 lăng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN