tailieunhanh - HOA SEN TRÊN BỨC CỔ HOẠ MỸ THUẬT TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ

Tham khảo tài liệu 'hoa sen trên bức cổ hoạ mỹ thuật truyền thuyết và lịch sử', văn hoá - nghệ thuật, mỹ thuật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ệiỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆệíỆệíỆệíỆệíệi ộ HOA SEN TRÊN BỨC CỔ HOẠ TRUYỀN THUYẾT ộ VÀ LỊCH SỬ Truyền thuyết kể rằng bà mẹ Lê Hoàn nhân mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn. Theo GS Kiều Thu Hoạch mô típ sinh nở thần kỳ là một trong những dạng thức liên quan đến việc xây dựng các hình tượng người anh hùng. Chẳng hạn như vô tình giẫm vào vết chân người khổng lồ mà người mẹ làng Sóc đã sinh ra Thánh Gióng mơ thấy viên ngọc ngũ sắc lung linh mẹ vua Mai Thúc Loan mơ thấy có thiếu phụ tới đưa cho mình viên ngọc mơ thấy nuốt mặt trời vào bụng mẹ Tôn Quyền lúc hoài thai thấy cảnh tượng này bèn mời bốc sư đến giải mộng được biết sẽ sinh ra bậc đế vương .Nhân học tôn giáo cho rằng những hiện tượng này có liên quan đến tín ngưỡng vật linh. Trong các hoàng đế Việt Nam Lê Đại Hành là vị vua đầu tiên sinh ra liên quan tới hoa sen và người cháu ngoại Lý Thái Tông cũng là vị vua đầu tiên mơ thấy hoa sen được thư tịch ghi lại. Năm 1049 vua Lý Thái Tông cho dựng Liên hoa đài chùa Diên Hựu nhân mơ thấy Phật bà Quan Âm dắt mình lên tòa sen. Giấc mơ của mẹ đức vua Lê Hoàn thực hư chưa biết nhưng chắc chắn nó liên quan đến sự phát triển Phật giáo thời Đinh -Tiền Lê. Phía trong đền còn câu đối có nội dung liên quan đến truyền thuyết trên Long cổn uy nghi đế nãi thần Liên hoa mộng ứng thiên sinh thánh tạm dịch áo long bào uy nghi bậc đế vương Giấc mộng hoa sen ứng với điềm trời sinh vị thánh . Thông thường ở đền miếu hoành phi được gọi cho những bức sơn son thếp vàng viết chữ đại tự nằm ngang uy nghi treo ở gian chính. ở đền vua Lê cũng có tấm hoành phi thư pháp thật hùng vỹ Trường Xuân Linh Tích. ở bức cổ họa này về văn tự viết nó được theo thể đối nhưng rất khó xếp nó vào dạng câu đối. Không giống với dạng thức tiêu biểu của các câu đối phần chữ tuy nhiều nhưng chiếm một diện tích nhỏ hơn phần không gian vẽ khóm sen bụi trúc. Bức cổ họa này có bố cục rất giống với tranh trục quyển vẽ hoa điểu của văn nhân sĩ đại phu. ở Việt Nam đặc biệt là vào thời Nguyễn rất thịnh hành hình thức tranh thơ. Kỹ thuật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.