tailieunhanh - GIẢI MÃ HÌNH ĐÔI TAY PHỤ NỮ TRÊN HAI CHIẾC SẬP ĐÁ CHẠM RỒNG MỸ THUẬT

.Ngoài ra trong lịch sử xây dựng và trung tu đền vua Đinh và vua Lê này, việc thay đổi vị trí thờ tự và đặt tượng của các vị quân vương và bà hoàng Thái hậu Dương Vân Nga1 đã từng tạo nên những câu chuyện thú vị trên chính các kiến trúc và chạm khắc của khu đền này. | GIẢI MÃ HÌNH ĐÔI TAY PHỤ NỮ TRÊN HAI CHIẾC SẬP ĐÁ CHẠM RÒNG Ngoài ra trong lịch sử xây dựng và trung tu đền vua Đinh và vua Lê này việc thay đổi vị trí thờ tự và đặt tượng của các vị quân vương và bà hoàng Thái hậu Dương Vân Nga1 đã từng tạo nên những câu chuyện thú vị trên chính các kiến trúc và chạm khắc của khu đền này. Như hình tượng phượng đã được rút khỏi các chạm khắc đá chân tảng ở đền vua Đinh khi đền này được trùng tu vào thế kỷ XIX cũng là khi bà Dương Vân Nga đã được tách ra thờ ở đền vua Lê cách đó 500m. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử thì trước kia Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đã từng được phối thờ ngồi chung một tòa với Dương hậu ở đền vua Đinh hiện nay. Đến thời Hậu Lê dưới con mắt của các nhà nho cho đây là trái đạo nên bỏ đi. Theo những điều ghi nhận trên các bia còn được lưu giữ ở đền vua Đinh thì năm Hoằng Định 9 1608 Bình An Vương Trịnh Tùng cho trùng tu lại đền vua Lê sau đó năm Hoằng Định 12 1611 sửa lại tượng và rước hoàng hậu và Lê Hoàn về đền vua Lê cùng với Lê Ngọa triều. Năm Chính Hòa 17 1689 trùng tu đền vua Đinh. Có thể lần trùng tu này đã hoàn thiện những kiến trúc gỗ ở đền vua Đinh và là lặp lại giống hệt với các thức kiến trúc đền vua Lê dựng năm 1611 trước đó. Không chỉ điều này quan sát mô hình kiến trúc cũng như kết cấu của hai đền chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra sự giống hệt nhau về kiểu thức bố cục. Trở lại với những sập đá có chạm hình rồng ở đền vua Đinh một được đặt trước tam quan ngoại và một được đặt trước bái đường. Vị trí này cũng được lặp lại y hệt ở đền vua Lê nhưng với hai chiếc sập không có chạm. Như vậy rất có thể hai chiếc sập đá chạm rồng này đã có ở đền Đinh ngày nay trước khi tượng Dương Vân Nga và Lê Hoàn được đưa về thờ trong đền vua Lê. Điều này cũng có nghĩa chúng thuộc về đền thờ các bậc vua tiền triều và bà Thái hậu Dương Vân Nga trước khi di tích này được tách làm hai nơi. Giả thuyết này có những nhân tố hợp lý bởi sập rồng vốn là sản phẩm của nền văn hóa phong kiến và là vật biểu tượng cho vua. Do

TỪ KHÓA LIÊN QUAN