tailieunhanh - DẤU ẤN VÊ MỸ THUẬT LÀNG TRONG DI TÍCH ĐỀN VUA ĐINH VUA LÊ

.Điều thú vị và cũng hết sức phức tạp đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam là mối quan hệ giữa dân gian và bác học được dung hợp và nhuần nhuyễn trong văn hóa làng. Nhân kỷ niệm 1000 năm nhà Lý lên ngôi ở Hoa Lư, bài viết xin trở lại nơi chôn rau cắt rốn một trong những vương triều vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. | ỉ í í í í í í í ỉ í í í íí íí íí íí m DẤU ẤN MỸ THUẬT LÀNG TRONG DI TÍCH ĐỀN VUA ĐINH VUA LÊ í í í í í í í ỉ í í í í Điều thú vị và cũng hết sức phức tạp đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam là mối quan hệ giữa dân gian và bác học được dung hợp và nhuần nhuyễn trong văn hóa làng. Nhân kỷ niệm 1000 năm nhà Lý lên ngôi ở Hoa Lư bài viết xin trở lại nơi chôn rau cắt rốn một trong những vương triều vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. 1. Một cái nhìn cận cảnh về văn hóa làng qua bia ký ở hai ngôi đền vua Đinh vua Lê là việc khảo sát các dữ liệu lịch sử văn hóa xã hộ và tín ngưỡng được ghi lại trên 7 chiếc bia đá hiện tồn. Trong cuốn Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình Trương Đình Tưởng chủ biên hay cuốn Ninh Bình một vùng sơn thủy hữu tình Lã Đăng Bật có nêu lên một vài chiếc bia đá ở hai ngôi đền này. Tiếc là phần dịch và chú thích văn bia chỉ tập trung vào nội dung ca ngợi công đức của các bậc tiên đế những chi tiết về năm tháng dựng bia người soạn bia người viết chữ người đục bia người công đức đôi khi lại bị bỏ qua. Đền vua Đinh và vua Lê là thuộc về hai xã Trường Yên thượng và Trường Yên hạ. Đây là một trong vài ngôi đền to nhất Việt Nam còn sót lại tới hôm nay. Trên văn bia người xưa chỉ gọi là miếu như Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế miếu bia ký công đức tịnh minh . Quy mô kiến trúc mà ta thấy hiện nay to lớn hơn nhiều thời kỳ sơ khai ban đầu. Qua các các triều đại hai ông vua được phong tặng nhiều mỹ hiệu. Vốn ngôi đền có từ thời Lý sau khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Dân chúng xưa sống bên ngoài thành Hoa Lư nhân cơ đó vào sinh sống trong thành. Rồi trên nền cung điện cũ xây cất lên ngôi đền thờ chung cho cả vua Đinh và vua Lê. Tương truyền có thờ tượng Đinh Tiên Hoàng Lê Đại Hành và thái hậu Dương Văn Nga. Chiếc bia Trùng tu tạo tác thánh tượng Lê Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh làm cho ta lưu ý tới chữ trùng tu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN