tailieunhanh - Phương thức đào tạo theo tín chỉ: Lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp dạy - học ở bậc đại học

 Tín chỉ là một phương thức đào tạo tỏ ra có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống. Ở Việt Nam cách đây một vài năm đã có một số trường đại học chủ động áp dụng phương thức đào tạo tiên tiến này. Bài viết sau đây nhằm phân tích lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp dạy - học ở bậc đại học của phương thức đào tạo theo tín chỉ này. Mời bạn đọc tham khảo. | Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến một số điểm chính liên quan đến bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ. Theo thời gian, chúng tôi đã trình bày lịch sử của giờ tín chỉ ở Mĩ, sự hình thành và phát triển của nó, việc nó được công nhận và áp dụng khá rộng rãi như thế nào trong hệ thống giáo dục đại học ở các nước, đặc biệt là các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới. Để hiểu rõ hơn bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ, chúng tôi đã khảo sát lại khái niệm chủ chốt này, giới thiệu một số định nghĩa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu và trình bày định nghĩa về tín chỉ theo cách hiểu của ĐHQGHN. Lấy thời gian làm thước đo chủ yếu, tín chỉ được xem là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác; và (3) tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài . Từ khái niệm cơ bản này chúng tôi đã thảo luận những lợi thế của phương thức đào tạo theo tín chỉ so với phương thức đào tạo truyền thống.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN