tailieunhanh - Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lí (ở trường THPT): Phần 2

(NB) Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lí (ở trường THPT): Phần 2 sau đây sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức về các phương pháp dạy học Vật lí (phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp thí nghiệm biểu diễn,.); tổ chức và kế hoạch dạy học Vật lí ở trường THPT. | Chương III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VẬT LÍ 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ. I. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ. 1. Phương pháp Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp. Thí dụ Phương pháp là cách thức con đường phương tiện để đạt tới mục đích nhất định Phưongpháp là hệ thống các hành động có ý thức nối tiếp nhau của con người kết hợp với các phương tiện phù hợp để đạt được mục đích đề ra. Đồng thời luôn quan tâm đến tính chất và quá trình vận động của đối tượng tác động Phương pháp là một hệ thống các qui tắc một loạt những hệ thống thao tác xác định có thể có nhằm đạt tới một mục đích nhất định xuất phát từ những điều kiện đầu xác định hoặc đơn giản hơn Phương pháp là phương thức đạt mục đích là hoạt động đã được sắp đặt theo một cách thức nào đó . 2. Tuy có nhiều định nghĩa nhưng có thể rút ra những yếu tố cơ bản sau của phương pháp Yếu tố mục đích Bất cứ một phương pháp nào cũng phải nhằm đến một mục đích nhất định được dự kiến trước bởi người sử dụng phương pháp. Mục đích là một yếu tố quan trọng mà dựa vào đó mới có thể xây dựng những hệ thống thao tác nhất định. Yếu tố đối tượng Để xác định được hệ thống các thao tác đúng đắn thì không thể không dựa trên tính chất và các qui luật vận động của đối tượng mà chủ thể tác động lên. Việc tìm hiểu đối tượng càng đúng bản chất của nó thì việc xây dựng hệ thống các thao tác càng có hiệu quả. Yếu tố phương tiện Để tác động lên đối tượng nhất thiết chủ thể phải sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các phương tiện. Các phương tiện cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hệ thống và cách thức thao tác. Yếu tố chủ thể Dựa trên các yếu tố trên mà chủ thể mới đề ra một hệ thống các thao tác theo một trình tự chặt chẽ để tác động lên đối tượng. Các thao tác có thể là những hành động tay chân hoặc những thao tác trí tuệ ngôn ngữ. Yếu tố kết quả Dưới tác động của các thao tác cùng các phương tiện mà đối tượng bị biến đổi dần đến mục đích đặt ra. Kết thúc quá trình này là kết quả. Nếu kết quả

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN