tailieunhanh - Giáo án Vật lý 7 bài 7: Gương cầu lồi
Bộ sưu tập bao gồm những giáo án bài 7: Gương cầu lồi môn Vật lý lớp 7 có nội dung bám sát trọng tâm bài học, giúp thầy và trò đạt được mục tiêu chương trình dạy đề ra. Qua đây học sinh nhanh chóng xác định tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. Nhận xét và so sánh được vùng nhìn thấy được của gương cầu lồi với gương phẳng. Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi. | GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 BÀI 7 : GƯƠNG CẦU LỒI A/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Nắm được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi 2. Kĩ năng: - Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước. - Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản . - Nghiêm túc trong giờ học. B/ CHUẨN BỊ : đối với mỗi nhóm - 1 gương cầu lồi, gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lồi, cây nến, bao diêm. C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : định : 1’ Bài cũ: 5’- BT C5/17 Sgk 3. Bài mới: Tạo tình huống học tập: Nhìn vào gương phẳng ta thấy ảnh của mình trong gương. Nếu gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của 1 phần mặt cầu thì ta có nhìn thấy ảnh của mình trong gương không ? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : ( 20’ ) Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi GV: đặt vấn đề như Sgk GV: cho hs chia nhóm, bố trí TN hs quan sát ảnh qua gương cầu lồi cho hs trả lời C1 nhận xét các tính chất của ảnh GV: hd các nhóm bố trí TN để kiểm tra các nhận xét rút ra từ TN GV: lưu ý các nhóm về khoảng cách trước mỗi gương của mỗi cây nến là bằng nhau. gv cho các nhóm tiến hành TN và quan sát 2 ảnh so sánh độ lớn ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương ? GV: cho các nhóm trình bày kết quả TN cho hs rút ra nhận xét điền từ phần kết luận Hs: chia nhóm, bố trí TN q/sát n/x tính chất của ảnh Hs: tiến hành TN chứng minh ảnh ảo so sánh 2 ảnh -Hs: rút ra kết luận I. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi: 1. Quan sát : 2. Thí nghiệm: (Sgk/20) 3. Kết luận: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. Hoạt động 2 : ( 12’ ) Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi GV: cho hs đọc nghiên cứu Sgk gv h/dẫn hs cách bố trí và các bước tiến hành TN GV: lưu ý hs: khi làm TN phải giữ nguyên tư thế ngồi, vị trí đặt gương đặt gương cầu lồi đúng vị trí gương phẳng GV: cho hs tiến hành TN trả lời C2 rút ra nhận xét điền từ kết luận Hs: đọc nghiên cứu TN tiến hành bố trí TN trả lời C2 Hs: rút ra kết luận II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi: 1. Thí nghiệm: (Sgk/21) 2. Kết luận: - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. cố: 2’ - Nêu các tính chất của gương cầu lồi? Về nhà: 5’ Đọc trước : “Gương cầu lõm “ Tìm hiểu : ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm, sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm ? Đọc thêm mục có thể em chưa biết để tìm hiểu về sự phản xạ của gương cầu lồi + Chùm phản xạ của gương cầu lồi là chùm hội tụ hay phân kỳ ? + Ảnh của điểm sáng tạo bởi gương cầu lồi sẻ là ảnh gì ? (thật hay ảo ) +HD bài : Ở nhà có thể tìm 1 cái muổng inox lớn mặt cong của nó giống như một gương cầu lồi, đặt một vật trước gương rồi đưa xa ra và đưa lại gần để tìm hiểu độ lớn của ảnh đó thay đổi như thế nào ? +HD bài : Trò chơi ô chữ. * Rút kinh nghiệm:
đang nạp các trang xem trước