tailieunhanh - Giáo án Vật lý 7 bài 6: Thực hành quan sát về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Qua những bài soạn giáo án môn Vật lý 7 bài 6: Thực hành quan sát về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng được biên soạn tinh tế và tỉ mỉ, giúp bạn đọc nắm bắt được kiến thức trọng tâm bài học, học sinh biết vùng nhìn thấy là vùng giới hạn trước gương phẳng mà ta thấy được ảnh. Mắt chỉ nhìn thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng khi có ánh sáng phản xạ từ ảnh đến mắt (tia phản xạ lọt vào mắt). | GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 BÀI 6: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG A/ MỤC TIÊU : thức: - Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. - Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. - Tập quan sát vùng nhìn thấy của gương phẳng ở mọi vị trí. năng: - Biết nghiên cứu tài liệu . -Bố trí thí nghiệm , quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận. độ : - Trung thực hợp tác trong hoạt động nhóm . B/ CHUẨN BỊ : đối với mỗi nhóm - 1 gương phẳng, 1 bút chì, 1 thước chia độ. - Mỗi hs chép sẵn 1 mẫu báo cáo TN ra giấy. C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : định : 1’ Bài cũ: (4’)- Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ? mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : ( 15’ ) Xác đinh ảnh của 1 vật GV: kiểm tra sự chuẩn bị của hs GV: phát dụng cụ cho hs cho hs đọc nghiên cứu câu C1 GV: hướng dẫn hs cách tiến hành TN : Cho gương phẳng như hình vẽ ở phần ghi bảng. a/ Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây: -Song song cùng chiều với vật. - Cùng phương ngược chiều với vật. b/ Vẽ ảnh của cái bút chì ttrong hai trường hợp trên. cho hs tiến hành TN theo nhóm GV: chú ý theo dõi các nhóm TN GV: lưu ý cho hs cách đặt bút chì sao cho ảnh: + song song, cùng chiều vật + cùng phương, ngược chiều vật. Hs: nhận dụng cụ đọc nghiên cứu câu C1 Hs: tiến hành làm TN theo nhóm theo từng bước của câu C1 I. Xác định ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng: a. Ảnh song song cùng chiều với vật. b. Ảnh cùng phương ngược chiều với vật. Hoạt động 2 : ( 22’ ) Xác đụnh vùng nhìn thấy của gương phẳng GV: cho hs đọc nghiên cứu câu C2 thông báo cho hs về “Vùng nhìn thấy của gương phẳng” GV: h/d cho hs các bước tiến hành TN theo C2,C3 cho hs tiến hành TN theo nhóm GV: theo dõi sửa sai cho hs Lưu ý: C3: hs vẫn ngồi như cũ, nhưng đưa gương ra xa. GV: cho hs đọc C4 h/d hs cách vẽ ảnh của 2 điểm M,N qua gương từ đó trả lời C4 GV: thu bản báo cáo TN nhận xét Hs: đọc C2, theo dõi gv hướng dẫn tiến hành TN theo nhóm trả lời bản báo cáo TN Hs: đọc C4 vẽ ảnh của 2 điểm M,N trả lời C4 hoàn thành bản báo cáo TN II. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng: Đọc phần C2 SGK . Đánh dấu vùng quan sát trước Làm thí nghiệm. Để gương ra xa Đánh dấu vùng quan sát (như cách xác định trên) So sánh vùng quan sát trước Vùng nhìn thấy trong gương sẽ hẹp đi. cố(2’) cho hs nêu cách vẽ ảnh của 1 vật qua gương. Về nhà: ( 1’) Đọc trước : “Gương cầu lồi “ Tìm hiểu : ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. * Rút kinh nghiệm: .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN