tailieunhanh - Đồng bằng sông Cửu Long, tài nguyên đất, nước và vấn đề khai thác - GS. Nguyễn Sinh Huy

Tài nguyên nước, tài nguyên đất, vấn đề khai thác tài nguyên đất và nước là những nội dung chính trong bài viết "Đồng bằng sông Cửu Long, tài nguyên đất, nước và vấn đề khai thác". . | ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẢI NGUYÊN ĐẤT - NƯỚC VẢ VAN ĐỂ khai thác GS. NGUYỄN SINH HUY - Cơ Sở II Đại học Thuỷ lợi Tóm tắt ĐBSCL là phần cuối của một con sông lớn trên trái đất được thừa hưởng những tài nguyên lớn lao 50 tỷ m3 nước 200 triệu tấn phù sa hàng năm. Đất đai giàu có đa dạng đất ngọt đất mặn đất phèn . Địa hình thấp trũng. Mùa lũ nước chảy tràn trên đồng ruộng gây ngập lụt. Mùa cạn mức nước thấp chịu ảnh hưởng lớn do việc lấy nước từ thượng lưu. ĐBSCL có 700km bờ biển. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều biển Đông gây ngập triều ngập mặn . . Trong quá trình khai thác đồng bằng chịu sức ép từ cả 2 phía thượng và hạ lưu. Trên đồng bằng Đất - Nước - Địa hình thống nhất với nhau thành một thể trong khai thác cần nắm các quy luật tự nguyên Đất Nước to lớn của đồng bằng ẩn náu sau những hạn chế Hạn - Lụt - Phèn - Mặn - cần được đánh giá đúng khắc phục hạn chế và khai thác. I. Tài Nguyên Nước Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là phẩn cuối của một con sông lớn có diện tích . Tổng lượng dòng chảy năm bình quân gần 500 tỷ m3 nước với trên 200 triệu tấn phù sa hàng năm. Trong mùa nước lớn trước khi đổ vào đồng bằng nước sông được điều tiết lại trong một hồ chứa tự nhiên Biển Hồ có dung tích trên 75 tỷ m3 và cấp lại cho đồng bằng trong mùa kiệt -lưu lượng kiệt tăng lên. Trong phạm vi đồng bằng nước được thủy triều điều tiết lại theo thời gian và không gian trong các lăng trụ triều dâng cao thế nước làm tăng giá trị sử dụng nguồn nước. Chính lượng nước lớn lao đó với lượng phù sa mà nước mang theo qua hàng ngàn năm đã miệt mài bồi đắp cho ĐBSCL không ngừng phát triển. Theo đánh giá của các chuyên gia nguồn nước sông Mêkông đủ để tưới cho trên 6 triệu ha 2 vụ vùng châu thổ và đảm bảo cho hạ du một môi trường phát triển bền vững. Nước đến đồng bằng chủ yếu qua 2 cửa Tân Châu Châu Đốc . Trong mùa lũ một lượng nước chảy tràn qua biên giới. Lượng nước qua cửa Tân Châu chiếm khoảng 82 tổng lượng nước đến. Sau Vàm Nao nước được phân phối lại 51 cho

TỪ KHÓA LIÊN QUAN