tailieunhanh - Giới thiệu về Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế (IPSAS)

Giới thiệu về Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế (IPSAS) IPSAS được công bố nhằm trợ giúp cho các đơn vị trong lĩnh vực công áp dụng và thực hiện trong công tác kế toán và lập báo báo tài chính (BCTC) và nhằm nâng cao chất lượng và tính minh bạch trong lập | Giới thiệu về Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế IPSAS Cũng như Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế IFRS được Liên đoàn Kế toán Quốc tế ban hành và được áp dụng chính thức từ 1 1 2005 của nhiều quốc gia trên toàn thế giới Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế International Public Sector Accounting Standards - IPSAS cũng được ban hành làm cơ sở pháp lý cho các đơn vị lĩnh vực công áp dụng. Giới thiệu về Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế IPSAS IPSAS được công bố nhằm trợ giúp cho các đơn vị trong lĩnh vực công áp dụng và thực hiện trong công tác kế toán và lập báo báo tài chính BCTC và nhằm nâng cao chất lượng và tính minh bạch trong lập BCTC bằng việc cung cấp thông tin tốt hơn cho các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định cụ thể. IPSAS được ban hành là một bước đi tích cực trong việc thống nhất hệ thống chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực công trên toàn thế giới. Qua đó có sự thống nhất về cách ghi nhận đo lường và trình bày các thông tin trên BCTC của các đơn vị trong lĩnh vực công. Theo IPSAS các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công hàng năm phải lập BCTC là các đơn vị kinh tế có thể sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước NSNN . Các đơn vị kinh tế thuộc lĩnh vực công phải lập BCTC theo IPSAS là các đơn vị hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi. Chênh lệch giữa các khoản thu gồm cả kinh phí NSNN cấp trừ đi các khoản chi đã sử dụng trong quá trình hoạt động là thặng dư thuần hoặc thâm hụt thuần của đơn vị trong kỳ kế toán. Theo IPSAS các đơn vị thuộc lĩnh vực công khi kết thúc năm tài chính phải lập 4 báo cáo bao gồm Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính Báo cáo kết quả hoạt động phản ánh quá trình hoạt động và xác định thặng dư hoặc thâm hụt thuần Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Theo Báo cáo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO 2007 lợi ích của việc áp dụng IPSAS bao gồm Nâng cao kiểm soát nội bộ và tính minh bạch về tài sản và nguồn vốn trong đơn vị Thông tin đa dạng và nhất quán hơn về chi phí và thu nhập Nâng cao tính nhất quán và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN