tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của văn học xô viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong văn xuôi việt nam 1945 – 1975

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong văn xuôi Việt Nam 1945 – 1975 được nghiên cứu với mục đích: Nhận chân giá trị của một hình tượng văn học. Có thể người tiếp nhận văn học hôm nay vẫn còn đánh giá hình tượng bằng việc nhận định những mặt còn tồn tại của nó nhưng với chúng tôi “con người mới” là một chân dung văn học, nó cũng có vai trò nhất định đối với việc giúp con người khám phá bản thân, khám phá cuộc sống, nhất là khi chúng ta đã ở một thời điểm khác của lịch sử nhân loại. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG đẠi học sư phạm TP. Hồ chí minh Đỗ Thị Thùy Dương ẢNH HƯỞNG CỦẠ VĂN HỌC xô VIẾT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỤNG HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI MỚP TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 1945-1975 Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC sĩ văn học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ts. phạm thị phương Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu Đời sống văn học mỗi thời đại có những dấu ấn của nó đối với tiến trình chung của văn học mỗi dân tộc. Văn học Việt Nam thế kỉ XX đã được tổng kết nhưng nó không liền một mạch trong bối cảnh tiếp xúc như văn học thời trung đại. Trong toàn tiến trình của văn học Việt ở thời hiện đại văn học giai đoạn 1945 - 1975 diễn tiến trong điều kiện bất thường chiến tranh giải phóng dân tộc lực lượng văn hóa được tiếp xúc cũng khác văn hóa phe xã hội chủ nghĩa . Hoàn cảnh này khác với thời phong kiến và cũng khác cả với ngót năm mươi năm đầu thế kỉ XX. Ở các mốc thời gian đã nêu văn học Việt chấp nhận sự phụ thuộc vào bên ngoài đến thời kì mới này chúng ta lại chủ động tiếp nhận luồng gió mới đến từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga văn hóa văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong phạm vi và nhiệm vụ đặt ra cho mình văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã đi đến cùng những tín điều của nó. Vì thế mà nó không tránh khỏi những vết đổ những khiếm khuyết. Thực ra thì mỗi thời kì văn học cùng với thế ưu trội của nó người ta luôn phát hiện thấy những mặt chưa được đó như là một quy luật trong đời sống văn học. Văn học giai đoạn 1945 - 1975 của ta cũng thế. Vấn đề này Trần Ngọc Vượng đã từng đề cập Nền văn học của chúng ta ở một ý nghĩa nào đó được đẩy tới từ phía sau từ quán tính lịch sử với cả những đặc trưng nét độc đáo và cả bởi những phương diện yếu kém và hạn chế của nó 83 . Đánh giá một giai đoạn văn học phải có tiêu chí chúng tôi đồng tình với các tiêu chí mà Nguyễn Văn Long đã đề nghị trong cuốn sách Văn học Việt Nam trong thời đại mới - Tác dụng của văn học với thời đại nói

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN