tailieunhanh - Phân tích thủy ngân oxit (HgO) và thủy ngân sunphua (HgS) trong trầm tích thuộc lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy

Sông Nhuệ và Đáy đang đứng trước sức ép và thách thức nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Đất nước. Mặc dù đã có nhiều đề án nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề môi trường của lưu vực, song kết quả đạt được cho đến nay chưa đủ để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm cũng như đánh giá xu thế diễn biến của môi trường trong lưu vực. Trong nghiên cứu này tác giả nghiên cứu áp dụng quy trình chiết chọn lọc để xác định các dạng thủy ngân oxit và thủy ngân sunphua trong trầm tích lưu vực sông Nhuệ và Đáy. | Tạp chí phân tích Hóa Lý và Sinh học - Tập 20 số 4 2015 PHÂN TÍCH THỦY NGÂN OXIT HgO VÀ THỦY NGÂN SUNPHUA HgS TRONG TRẦM TÍCH THUỘC LƯU Vực SÔNG NHUỆ VÀ SÔNG ĐÁY Đến tòa soạn 10 - 5 - 2015 Vũ Đức Lợi Dương Tuấn Hưng Nguyễn Thị Vân Viện Hóa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phan Thanh Phương Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên SUMMARY DETERMINATION OF MERCURY II OXIDE AND MERCURY II SULFIDE IN SEDIMENT OF NHUE AND DAY RIVER BASIN Sediments collected at Nhue and Day Rivers were analyzed for mercury II oxit HgO and mercury II sulfide through selective extraction followed by could vapor atomic absorption spectrometry CV-AAS . Organic mercury was first extracted by shaking a sediment sample with chloroform. In order to separate mercury II oxide from mercury II sulfide the residue was trested with M sulfuric acid so as to extract only mercury II oxide. Mercury II sulfide eaxtracted from the residue with 1M hydrochloric acide contatining 3 sodium chloride in the presence of copper I chloride. The mercury in each extract was determined by CV-AAS. The recovery of mercury II oxide and mercury II sulfide were and respectively. Keywords Mercury speciation selective extration cold vapor atomic absorption spectrometry 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Nhuệ và Đáy đang đứng trước sức ép và thách thức nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Đất nước. Mặc dù đã có nhiều đề án nghiên cứu đánh giá về các vấn đề môi trường của lưu vực song kết quả đạt được cho đến nay chưa đủ để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm cũng như đánh giá xu thế diễn biến của môi trường trong lưu vực. Trong số các tác nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong đó có thủy ngân Hg là đối tượng được các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn bởi độc tính cao của nó đối với môi trường. Thủy ngân trong trầm tích có thể bị hòa tan và đi vào môi trường nước tùy thuộc vào các điều kiện hóa lý của nước như hàm 135 lượng tổng các muối tan trạng thái oxi hóa khử các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN