tailieunhanh - Giáo án số 9: Chủ nghĩa lãng mạn và cơ sở hình thành chủ nghĩa lãng mạn
Giáo án số 9: Chủ nghĩa lãng mạn và cơ sở hình thành chủ nghĩa lãng mạn nêu lên khái niệm; cơ sở hình thành của chủ nghĩa lãng mạn. Mời các bạn tham khảo tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này. | * Chủ nghĩa xã hội không tưởng, với các đại biểu: Xanh Ximông, Phuriê, Ôwen. Những nhà xã hội học không tưởng phê phán sâu sắc và rõ ràng xã hội tư sản, phát hiện những mâu thuẫn giữa ý kiến các nhà tư tưởng của cách mạng Pháp với hiện thực, phát hiện sự đối kháng giữa nghèo khổ và giàu có. Họ muốn tạo ra một chế độ xã hội góp phần thỏa mãn các dục vọng của con người, phát triển và phát huy chúng. Xã hội đó sẽ giúp cho lao động không còn là một gánh nặng mà sẽ trở thành một nhu cầu, một đối tượng gây khoái cảm cho con người. Chủ nghĩa xã hội không tưởng một mặt đi trước sự phát triển của thực tại, hướng tới một xã hội, một tương lai tươi đẹp – đây là quan niệm tiến bộ của Phuriê và Ôwen; mặt khác, nó “không dự đoán tương lai mà lại phục hồi quá khứ”, “không nhìn ra phía trước mà chỉ nhìn về phía sau, mơ ước dừng mọi sự chuyển biến” (Lênin) – đó là quan niệm lạc hậu của Xitmôđi. Như vậy, chủ nghĩa xã hội không tưởng đều có ảnh hưởng tới hai xu hướng của chủ nghĩa lãng mạn. Cả lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực đều lấy lý tưởng đối lập với thực tại, nhưng nội dung và tính chất của lý tưởng thì hoàn toàn khác nhau.
đang nạp các trang xem trước