tailieunhanh - Chương III: Các lý thuyết Công tác Xã hội

Tài liệu "Chương III: Các lý thuyết Công tác Xã hội" cung cấp cho các bạn những lý thuyết thường được sử dụng trong Công tác Xã hội như: thuyết Năng động tâm lý thuộc trường phái Phân tâm học, thuyết Hành vi, thuyết Nhận thức, thuyết Hệ thống cảm xúc gia đình,. Những kiến thức đưa ra trong tài liệu này chính là cơ sở để các bạn chuyên ngành Công tác Xã hội áp dụng trong thực tế làm việc với thân chủ của mình. | CHƯƠNG 3 CÁC LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Thuyết Năng động tâm lý/ trường phái phân tâm học Nội dung chính của thuyết Bản năng – Bản ngã và siêu ngã Bản chất của con người bao gồm 3 hệ thống: id (bản năng), ego (bản ngã) và siêu ngã. Bản năng: đại diện cho những động cơ bẩm sinh. Đây là phần chúng ta có chung với loài vật. Bản năng họat động trên nguyên tắc khoái lạc, thỏa mãn tức thời. Bản năng quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu sinh học như đói ăn, khát uống Bản năng phát triển quá mạnh sẽ làm cho con người trở nên dã man, thú tính. Hệ thống căn bản khởi thủy của nhân cách Mù quáng, chỉ biết đòi hỏi, trái với đạo đức Giải tỏa căng thẳng tức thì để trở về trạng thái cân bằng Tránh nỗi đau, tìm lạc thú Chỉ biết ước muốn và hành động Chủ yếu là phần vô thức, hoặc ngoài tầm ý thức Có thể ví như đứa con nít Siêu ngã (cái Thiện): đối nghịch với bản năng, siêu ngã là phần cao cấp. Nơi siêu ngã, những giá trị của cá nhân, những nguyên tắc đạo đức được hình thành giúp con người phân biệt phải trái. Phần siêu ngã ở mỗi cá nhân khác nhau, tùy thuộc vào những giá trị của xã hội, nền giáo dục của gia đình. Cha mẹ có siêu ngã mạnh và phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành một siêu ngã mạnh nơi con cái, giúp trẻ có cảm thức về tội lỗi. Tiếng nói của lương tâm Tìm sự hoàn thiện Ngăn cấm những xung động của bản năng Phần thưởng của siêu ngã: cảm giác tự hào và quý trọng mình Hình phạt của siêu ngã: mặc cảm tội lỗi và tự ti Có thể ví như bậc cha mẹ Bản ngã (cái Tôi): là cái biểu hiện ra bên ngoài mọi người đều thấy. Bản ngã duy trì sự cân bằng giữa bản năng và siêu ngã liên quan đến những đòi hỏi của con người. Khi một người đói, bản năng sẽ yêu cầu con người thỏa mãn cơn đói bằng mọi cách (kể cả ăn cắp), siêu ngã chống lại bản năng bằng cách đưa ra những quy tắc đạo đức, giá trị bản thân (lòng tự trọng) và bản ngã sẽ giúp con người chọn thỏa mãn cái đói bằng cách thức xã hội chấp nhận được. Như vậy, bản ngã họat động .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN