tailieunhanh - Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh - GS.TSKH Vũ Huy Từ

Bài giảng Quản lý chiến lược kinh doanh - Vũ Huy Từ tập trung trình bày khái niệm, phân loại, tác dụng của CLKD; phân tích các yếu tố tác dụng đến CLKD; hoạch định CLKD của DN; những yêu cầu, căn cứ hoạch định CLKD và các phương án CL;. | ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH . VŨ HUY TỪ Khái niệm, phân loại, tác dụng của CLKD Phân tích các yếu tố tác dụng đến CLKD Hoạch định CLKD của DN Những yêu cầu, căn cứ hoạch định CLKD và các phương án CL Các loại hình CLKD Một số CLKD chủ yếu trong hội nhập và phát triển Phân tích, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra CLKD I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, TÁC DỤNG CỦA CLKD Khái niệm Từ Chiến lược (Strategy) có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự, là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng đối phương. Từ lĩnh vực quân sự, khái niệm chiến lược cũng đã được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược ví dụ: - Theo Alfred (Đại học Harvard): Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiến hành hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực . | ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH . VŨ HUY TỪ Khái niệm, phân loại, tác dụng của CLKD Phân tích các yếu tố tác dụng đến CLKD Hoạch định CLKD của DN Những yêu cầu, căn cứ hoạch định CLKD và các phương án CL Các loại hình CLKD Một số CLKD chủ yếu trong hội nhập và phát triển Phân tích, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra CLKD I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, TÁC DỤNG CỦA CLKD Khái niệm Từ Chiến lược (Strategy) có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự, là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng đối phương. Từ lĩnh vực quân sự, khái niệm chiến lược cũng đã được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược ví dụ: - Theo Alfred (Đại học Harvard): Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiến hành hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó. Sames – (Đại học Darmouth) cho rằng: “Chiến lược là một dạng thức hoặc kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự hoạt động thành một thể thống nhất kết dính lại với” William Glucek – Business policy & Strategic management lại cho là: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện” Qua các định nghĩa ở trên có thể hiểu chiến lược kinh doanh của DN là định hướng hoạt động có mục tiêu của DN cho một thời kỳ nhất định và hệ thống chính sách, biện pháp và trình tự thực hiện mục tiêu đề ra trong hoạt động kinh doanh của DN. Đó là những mục tiêu, phương hướng phát triển vững chắc trong thời gian lâu dài từ 5 – 10 năm trở lên. Là những chính sách, biện pháp cơ bản quan trọng như lĩnh vực KD, mặt hàng chủ yếu, phát triển thị trường, lôi kéo khách hàng, lợi nhuận, phân phối lợi nhuận, 2. Phân loại chiến lược kinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN