tailieunhanh - Báo cáo " Một số phát hiện qua 20 năm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam"

Một số phát hiện qua 20 năm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam | MỐT SỐ PHẤT HIỆN QUA 20 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TÊ Tư NHÂN ở VIỆT uAM Trong khuôn khổ Dự án Tổng kết 20 năm đổi mới ỗ Việt Nam do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã thực hiện Đề tài Đánh giá hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế tư nhân qua hơn 20 năm đổi mới 1986-2005 . Trên cơ sỏ kết quả của Để tài này nhóm tác giả rút ra những phát hiện chính mang tính bài học cho quá trình phát triển tiếp theo của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. 1. Đổi mới tư duy quyết định sự phát triển thực sự của kỉnh tế tư nhân Có thể nói những kết quả đạt được trong hơn 20 năm Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới là cả một quá trình phát triển không ngừng của tư duy nhận thức và tư duy lý luận. Trên thực tế tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trong quá trình vận động không ngừng về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện ở những nội dung Từ không thừa nhận đến thừa nhận sản xuất hàng hoá từ thừa nhận sản xuất hàng hoá có giới hạn đến thừa nhận phải ra sức phát triển sản xuất hàng hoá từ thừa nhận kinh tế hàng hoá có kế hoạch ĐINH VÀN ÂN NGUYỄN ĐÌNH TÀI VŨ LAN ANH đến coi thị trương vừa là căn cứ vừa là đốì tượng của kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân đến thừa nhận kinh tế hàng hoá có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay là phát triển nền kinh tế thị trưòng định hưổng xã hội chủ nghĩa. Từ nóng vội chủ quan trong cải tạo thành phần kinh tế tư nhân đến chỗ thừa nhận vị trí vai trò của khu vực này trong việc giải phông sức sản xuất để phát triển kinh tế và công nhận sự tồn tại lâu dài coi các thành phần kinh tế đều là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ Đại hội lần thứ VI năm 1986 đến Đại hội lần thứ X năm 2006 của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức về nền kinh tế nhiều thành phần đã không ngừng được phát triển đồng bộ với sự phát triển tư duy kinh tế đổi mối cơ chế quản lý nền Đinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN