tailieunhanh - Giải quyết mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên

Ngày nay, môi trường công sở đã hiện đại hơn, văn minh hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc các mối quan hệ trong môi trường này cũng trở nên đa dạng hơn, đòi hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cao hơn. Một mối quan hệ công sở điển hình tốn nhiều giấy mực của các nhà tư vấn quản trị nhất, đó là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Nói về mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, thì chắc chắn là dù ở độ tuổi nào, trong lĩnh vực nào. | Giải quyết mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên Ngày nay môi trường công sở đã hiện đại hơn văn minh hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc các mối quan hệ trong môi trường này cũng trở nên đa dạng hơn đòi hỏi kỹ năng ứng xử giải quyết tình huống cao hơn. Một mối quan hệ công sở điển hình tốn nhiều giấy mực của các nhà tư vấn quản trị nhất đó là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Nói về mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thì chắc chắn là dù ở độ tuổi nào trong lĩnh vực nào thì cũng cần có những quy tắc ứng xử nhất định. Nguyên tắc vàng để giải quyết mâu thuẫn Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trong công sở thường được ví như một. mối cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Việc xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi trách nhiệm giữa hai phía dường như là điều tất yếu luôn luôn xảy ra trong doanh nghiệp. Theo ông Quách Kim Cương - chuyên gia Huấn luyện quản trị doanh nghiệp thì chúng ta không có cách nào triệt bỏ hoàn toàn mối xung đột này. Như vậy mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ nhà lãnh đạo của doanh nghiệp phải có đủ năng lực quản trị để xử lý những tình huống mâu thuẫn này và kể cả những trường hợp mâu thuẫn giữa nhân viên với nhân viên. Trước tiên cần nhận thức rằng không phải mâu thuẫn và xung đột nào cũng xấu. Bản thân mâu thuẫn cũng có những khía cạnh giá trị tích cực của nó. Ví dụ như có một số xung đột giúp cho nhà quản lý và nhân viên nhận ra những quy trình làm việc chưa hợp lý còn tồn tại trong doanh nghiệp từ đó tìm biện pháp tháo gỡ sáng tạo để cả hai phía đều thấy thoải mái hơn. Từ đây chúng ta có những nguyên tắc chung như sau 1. Biết lắng nghe Nhà quản lý và lãnh đạo cần biết lắng nghe những lý lẽ từ nhân viên của mình. Trong môi trường doanh nghiệp ở Việt Nam nhiều nhà quản lý vẫn cho rằng sếp luôn luôn đúng . Điều này dễ dàng dẫn đến những bức bối khó giải tỏa trong lòng cấp dưới. Lâu ngày khi người nhân viên cảm thấy họ không được lắng nghe trong tất cả các trường hợp mâu thuẫn với cấp trên thì dễ này sinh chán nản ảnh hưởng không tốt đến năng suất sáng tạo tự chủ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN