tailieunhanh - Bài 2-3: Nam hay nữ - Giáo án Khoa học 5 - GV:N.T.Sỹ
Đây là giáo án hay nhất về bài Nam hay nữ giúp học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ. | GIÁO ÁN KHOA HỌC 5 BÀI 2-3: NAM HAY NỮ I-MỤC TIÊU: HS biết: - Phân biệt các đặc điểm về sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK. III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: THẢO LUẬN * Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm GV yêu cầu nhóm trưởng điểu khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3, trang 6 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Lưu ý: Mỗi nhóm chỉ trình bày câu trả lời của một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. Kết luận : Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo&chức năng của cơ quan sinh còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác nhau rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục. Đến độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ: - Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. - Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu một vài HS trả lời câu hỏi: Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Hoạt động 2: TRÒ CHƠI “AI NHANH, AI ĐÚNG?” * Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi như sau: 1. Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây: Nam Cả nam và nữ Nữ 2. Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn. 3. Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau hoặc khác nhau giữa các nhóm, đồng thời xem nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng cuộc. Bước 2: Các nhóm tiến hành như hướng dẫn ở bước 1 Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy, - Trong quá trình thảo luận với các nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi. Bước 4: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hoạt động 3: THẢO LUẬN: MỘT SỐ QUAN NIỆM XÃ HỘI VỀ NAM VÀ NỮ * Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này. - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam hay bạn nữ. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm GV yêu cau các nhóm thảo luận các câu hỏi sau (phân công mỗi nhóm thảo luận 2 câu hỏi): 1. Bạn đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc tại sao không đồng ý? a) Công việc nội trợ là của phụ nữ. b) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. c) Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 2. Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lý không? (Gợi ý : Con trai đi học về thì được chơi, còn con gái đi học về thì trông em hoặc giúp mẹ nấu cơm .) 3. Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không? Như vậy có hợp lý không? 4. Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? Bước 2: Làm việc cả lớp Từng nhóm báo cáo kết quả và GV kết luận. Kết luận: Quan niệm xã họi về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hoạt động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
đang nạp các trang xem trước